38,26% số xã trong tỉnh Điện Biên đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới
Trong đó có 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới M[1] (đạt 19/19 tiêu chí); 23 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới M[2] (đạt từ 15-18 tiêu chí). Số tiêu chí bình quân ước đạt 13,16 tiêu chí/xã; so với năm 2021 tăng 0,06 tiêu chí/xã.
Cũng trong số 44 xã đã được công nhận đạt chuẩn, cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, có xã Thanh Hưng thuộc huyện Điện Biên hiện đã đạt 13/16 tiêu chí theo bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.Số thôn, bản được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới kiểu mẫu là 83 thôn, bản; trong đó có 34 thôn, bản nông thôn kiểu mẫu và 49 thôn, bản nông thôn mới.
Đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có thêm 8 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Điện Biên lên 52 xã; giảm tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn còn 37%, Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Điện Biên đã yêu cầu ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôn; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Tiếp tục huy động, tận dụng tối đa và đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện chương trình, lồng ghép tốt các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn với nguồn vốn thuộc chương trình để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội ở cấp xã; Tăng cường các hình thức xã hội hóa, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động bảo vệ và xử lý môi trường, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, nước sạch, văn hóa thể thao…
Cùng với đó, ban chỉ đạo thực hiện chương trình các cấp cần tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình; có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí; xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện chương trình.
Theo nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng