Đầm Hà (Quảng Ninh): Dân vùng khó đồng lòng mở ra những con đường lớn
Phong trào hiến đất làm đường ở xã giáo dân
Đầm Hà là huyện miền núi phía Đông tỉnh Quảng Ninh với 12 thành phần dân tộc, trong đó 30,96% là đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù có vị trí tự nhiên khá thuận tiện do giáp biển, có tuyến QL18A đi qua, nhưng trước năm 2010, hệ thống đường giao thông còn thiếu và chưa đồng bộ. Vì lẽ đó, tình hình sản xuất của đồng bào chủ yếu dựa vào tự cung, tự cấp, sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra thường khó tiêu thụ.
Theo chia sẻ của lãnh đạo huyện Đầm Hà, thời gian gần đây, do nhu cầu giao thương, vận chuyển hàng hóa tăng cao, phương tiện qua lại nhiều, nên nhiều tuyến đường ở huyện và các xã đi lại khá chật chội. Chính vì vậy, vài năm nay, từ nguồn lực của các chương trình MTQG, chính quyền địa phương đã tăng cường công tác vận động người dân đồng lòng, chung tay làm đường giao thông, xây dựng cuộc sống văn hóa mới. Theo đó, nhiều gia đình đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đường.
Những con đường rộng thênh thang từ phong trào hiến đất của dân
Tiêu biểu tham gia các phong trào phát động của chính quyền địa phương, phải kể đến xã Đầm Hà. Xã Đầm Hà có Giáo xứ Hà Lai ở thôn Xóm Giáo gồm 86 hộ, với 382 nhân khẩu. Thời gian qua, 23/86 hộ trong Giáo xứ đã hiến 656m2 đất ở, đất trồng cây lâu năm cùng 48 cây ăn quả, cây bóng mát, tự dỡ bỏ 69m tường bao, bờ rào để hoàn thành các tuyến đường giao thông, với trị giá lên tới trên 300 triệu đồng. Cho đến thời điểm hiện tại, xã Đầm Hà là xã duy nhất đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu của huyện.
Gia đình ông Trịnh Văn Xum, xã Đầm Hà đã hiến hơn 100m2 đất, cho dù việc hiến đất này ông phải bỏ tiền tích lũy về già để sửa lại gian nhà. Ông Xum chia sẻ: “Nếu ai cũng tiếc thì xã lấy đâu tiền đền bù? Như vậy, đường vẫn mãi chật chội. Đường rộng ra gia đình mình đi, xóm mình đi, sao phải tiếc”.
Ông Lưu Quốc Thịnh, Chủ tịch UBND xã Đầm Hà phấn khởi thông tin:“Việc mở rộng thêm đường là yêu cầu cấp thiết. Rất may là khi chủ trương đưa ra, bà con liền đồng thuận hiến đất, góp công góp sức. Chỉ riêng bà con giáo dân đã hiến hàng trăm m2 đất ở, đất trồng cây lâu năm, trong đó có những gia đình khi hiến đất còn mất một phần nhà, bếp phải sửa lại”.
Tuyến đường từ trung tâm huyện Đầm Hà lên xã Quảng An đang được thi công khẩn trương
Cung đường lớn đẩy lùi nghèo đói
Anh Ngô Văn Cảnh, cán bộ Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Đầm Hà thông tin: Hiện trên địa bàn huyện đang triển khai 3 công trình giao thông gồm: Đường từ trung tâm huyện đi xã Quảng An; Cải tạo, nâng cấp đường tràn Yên Sơn xã Dực Yên; Đường từ trung tâm huyện đi xã Quảng Lâm...
“Chỉ tính riêng tuyến lên xã Quảng An đã có gần 100 hộ hiến trên 1 vạn m2 đất để thi công. Nếu không có sự ủng hộ của bà con nơi đây thì chưa thể triển khai được vì kinh phí đền bù phải lên tới nhiều tỷ đồng”.
Cũng chính từ sự đồng lòng của Nhân dân trong việc mở rộng đường giúp cho việc giao lưu, đi lại thuận lợi hơn rất nhiều, là đòn bẩy để kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển mạnh mẽ.
Như ở xã Đầm Hà, nếu như thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 50 triệu đồng/người/năm, thì hết năm 2021 đã đạt 75,02 triệu đồng/người/năm, tăng 1,65 lần. Toàn xã Đầm Hà không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm còn 8 hộ bằng 0,57% số hộ toàn xã. Năm 2021, xã đã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Ông Trần Việt Dũng, Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà chia sẻ: để tạo bước đột phá phát triển kinh tế - xã hội, nhiều năm nay cấp ủy, chính quyền huyện Đầm Hà xác định, giao thông đóng vai trò quan trọng, phải đi trước một bước. Do vậy, huyện xác định các tuyến đường, những công trình giao thông quan trọng ưu tiên đầu tư, mạnh dạn phân cấp cho các xã, thị trấn. Qua thực tế cho thấy, việc đồng lòng của Nhân dân, trách nhiệm của các địa phương trong việc chung tay làm đường giao thông, là cơ sở để Huyện nhân rộng cách làm, nhằm tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.
Trên thực tế, phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn ở huyện Đầm Hà đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đầm Hà được đánh giá là điểm sáng trong phong trào hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Theo baodantoc.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân
- Gặp mặt cán bộ cấp tướng Quân đội, Công an quê hương Thái Bình