Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội - thành quả và thách thức
Nhờ đó, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày, cuộc sống của người dân khu vực nông thôn được cải thiện và nâng cao hơn so với trước đây. Tuy nhiên, làm sao để xây dựng NTM ngày càng hiệu quả, thực chất và bền vững luôn là nỗi trăn trở của Đảng bộ, chính quyền và người dân TP Hà Nội.
Cả hệ thống chính trị thành phố cùng vào cuộc
Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Trung ở thôn Phú Vinh (Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội) vui mừng cho biết: "Từ khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng với sự tham gia đóng góp, hưởng ứng nhiệt tình của người dân nên diện mạo quê tôi thay đổi từng ngày. Cùng với đó, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" (gọi tắt OCOP) đã giúp người dân nông thôn, trong đó có các làng nghề, có việc làm, thu nhập, từ đó đời sống người dân được cải thiện".
Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối NTM TP Hà Nội: Đến nay, thành phố có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn NTM. Toàn thành phố có 382/382 xã đạt chuẩn NTM. Đặc biệt đến nay, Hà Nội có 48 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5 xã đạt NTM kiểu mẫu. Đây là một thành quả lớn, một minh chứng cho nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô trong thời gian qua đối với công tác xây dựng NTM. Tổng kinh phí huy động thực hiện chương trình xây dựng NTM từ năm 2021 đến quý III-2022 là 40.650,5 tỷ đồng, trong đó, ngân sách thành phố là 20.416 tỷ đồng (chiếm 50,22%). Điểm đặc biệt trong xây dựng NTM của TP Hà Nội chính là sự tham gia chung tay của các quận hỗ trợ các huyện, thị xã xây dựng NTM với tổng kinh phí 414,7 tỷ đồng.
Nói về kết quả xây dựng NTM của Hà Nội thời gian qua, ông Nguyễn Văn Chí đưa ra hình ảnh ví von sinh động, đầy ý nghĩa: “Thành ủy, HĐND, UBND là người thổi lửa, các cấp chính quyền và ban, ngành, đoàn thể là người truyền lửa, còn người dân chính là người giữ lửa”. Mục tiêu của thành phố giai đoạn 2021-2025 là xây dựng NTM theo hướng phát triển đô thị (một số huyện phát triển lên quận), đây là điểm khác biệt lớn nhất so với các địa phương khác.
Các thách thức đang đặt ra
Điểm khác biệt dễ nhận thấy khi Hà Nội triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM chính là không chỉ tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông thường mà còn đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhằm tạo sinh kế cho người dân nông thôn, góp phần xây dựng NTM hiệu quả, thực chất và bền vững.
Chẳng thế mà ông Phương Đình Anh, Phó chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương nhìn nhận: Thành ủy Hà Nội có Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17-3-2021 về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”. UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 11-10-2021 thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy. Trên cơ sở này, cả hệ thống chính trị cùng chung tay xây dựng NTM. Nhờ được quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư nên chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng xã hội, hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh của Hà Nội đã phát triển khá đồng bộ. Sản xuất nông nghiệp, các làng nghề có nhiều bước phát triển, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tốt, doanh thu lẫn giá trị sản xuất tính theo héc-ta tăng cao lên tới hàng tỷ đồng: Mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao ở Đan Phượng, Hoài Đức hay mô hình nuôi vỗ béo bò 3B của một số nông dân ở Hoài Đức, Đan Phượng cho lợi nhuận hàng tỷ đồng... Về xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu thì ngay từ giai đoạn 2016-2020, mặc dù Trung ương chưa có bộ tiêu chí mà mới chỉ có định hướng thì Hà Nội đã chủ động, sáng tạo xây dựng được bộ tiêu chí rất tốt và sát với định hướng. Xây dựng NTM, TP Hà Nội bao giờ cũng có yêu cầu cao hơn so với các địa phương khác. Nhờ đó, cuộc sống của người dân vùng nông thôn ở Hà Nội đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Gốm Bát Tràng tại Hội chợ làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 năm 2022 ở Hà Nội. Ảnh: TRỌNG TÙNG
Những thành quả đạt được trong xây dựng NTM của TP Hà Nội là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, Hà Nội đã và đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức đòi hỏi cần phải sớm giải quyết, nhất là tốc độ đô thị hóa. Vì vậy, việc quy hoạch, đặc biệt đối với các huyện, thị xã sẽ lên quận trong tương lai đòi hỏi cần phải nghiên cứu, tính toán, xem xét kỹ lưỡng, hài hòa để thích ứng phù hợp với đô thị. Cùng với đó là vấn đề môi trường, việc thu gom rác thải, xử lý nước thải, nhất là nước thải ở các làng nghề... cũng đặt ra cho chính quyền các cấp ở Hà Nội những "bài toán" không hề đơn giản. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa, khai mở tiềm năng, lợi thế về du lịch nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế-xã hội sẽ là những thách thức không nhỏ, đòi hỏi Thủ đô cần có những cách làm phù hợp.
Theo qdnd.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
- Chỉ thị số 38-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Thái Hòa 1, xã Đông Hoàng
- Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Hiến Nạp, xã Minh Khai
- Lễ dâng y Kathina do Quốc vương Thái Lan cúng dường tại Thái Bình
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, chỉ đạo sản xuất vụ đông tại Kiến Xương, Vũ Thư
- Quốc hội thảo luận về dự án luật và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, học tập lý luận chính trị
- Chỉ thị số 37-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- UBND tỉnh: Nghe và cho ý kiến về một số nội dung quan trọng