Kiên Giang: Tiếp tục gỡ khó trong xây dựng nông thôn mới
Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu đến cuối năm 2025 có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, ít nhất 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 15 xã nông thôn mới kiểu mẫu, Kiên Giang cần tháo gỡ nhiều khó khăn đang gặp phải.
Đầu nhiệm kỳ 2020-2025, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể trong tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và nhận được sự đồng tình, hưởng ứng trong hệ thống chính trị và nhân dân.
Các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới được triển khai sôi nổi, rộng khắp, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi tích cực, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp; mạng lưới giao thông nông thôn phát triển; công tác giáo dục, văn hóa, y tế, vệ sinh môi trường nông thôn được chú trọng.
Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nâng lên; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo.
Đến nay, toàn tỉnh có 108/116 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 5 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới gồm TP. Hà Tiên, các huyện Vĩnh Thuận, Gò Quao, Giồng Riềng và Tân Hiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế như tiến độ thực hiện xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao còn chậm, xã nông thôn mới kiểu mẫu còn khó khăn; kết quả xây dựng nông thôn mới ở các địa phương chưa đồng đều; hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn được quan tâm đầu tư, nhưng chưa được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên.
Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn nhiều khó khăn, thu nhập vẫn còn thấp. Môi trường nông thôn chưa thực sự bền vững…
Bộ tiêu chí về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với nhiều tiêu chí, nội dung điều chỉnh, đòi hỏi mức độ hoàn thành phải cao hơn giai đoạn trước, nhất là các tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm.
Qua rà soát, đối chiếu, các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 so những quy định theo bộ tiêu chí 2021-2025 thì còn nhiều xã chưa đạt và phải xây dựng lộ trình hoàn thiện đạt chuẩn theo quy định.
Theo đồng chí Lê Hữu Toàn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành, giải pháp trọng tâm để tháo gỡ khó khăn giúp các xã về đích đúng lộ trình đề ra đó là các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xác định chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên, lâu dài, cần huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xã hội và nhân dân cùng tham gia.
Chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với Mặt trận, các đoàn thể tích cực tuyên truyền sâu rộng tới người dân về chủ trương xây dựng nông thôn mới; thường xuyên đổi mới phương thức thực hiện và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tới các tầng lớp nhân dân.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, khuyến khích liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã phát triển.
Tỉnh tiếp tục bố trí các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại các địa phương, trong đó ưu tiên đầu tư cho các địa phương đăng ký hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu hàng năm và cả giai đoạn.
Trước tiên, tỉnh chọn 5 xã gồm Tân Hiệp A (Tân Hiệp), Thạnh Hưng (Giồng Riềng), Bình Minh (Vĩnh Thuận), Hòn Tre (Kiên Hải) và Gành Dầu (TP. Phú Quốc) làm điểm để ưu tiên nguồn lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; sau đó, tiếp tục thực hiện 10 xã còn lại theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh...
Theo KGO
Tin cùng chuyên mục
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
- Hàng rào xanh trên những miền quê nông thôn mới Hà Tĩnh 15.07.2021 | 10:37 AM
Xem tin theo ngày
- Hội nghị trực tuyến về triển khai thi hành các luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản
- 59 tập thể, cá nhân được khen thưởng trong phong trào thi đua "Cựu chiến binh gương mẫu" giai đoạn 2019 – 2024
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035
- Phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024 tạo đà cho năm 2025
- Khai mạc Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Hội Doanh nghiệp thành phố Thái Bình: Tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2028
- Kỳ họp HĐND tỉnh để giải quyết công việc phát sinh đột xuất ban hành 10 nghị quyết quan trọng
- Trao đổi kinh nghiệm trong công tác thiết kế, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khu công nghiệp Liên Hà Thái
- Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp VSIP Thái Bình
- Xây dựng báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải bảo đảm chất lượng