Thứ 3, 21/05/2024, 21:49[GMT+7]

Toàn diện nhưng phải có điểm nhấn

Thứ 7, 22/06/2019 | 11:06:38
596 lượt xem
Thanh Hóa là tỉnh đất rộng, người đông. Công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nhân dân là cả một chặng đường dài bền bỉ với trách nhiệm cao của mỗi người dân đến cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu.

Sau khi đạt chuẩn, nhiều tiêu chí của các xã NTM đã được nâng cao.

9 năm vượt khó

Đến nay, NTM Thanh Hóa đạt được những kết quả quan trọng, có sức lan tỏa, thu hút được toàn xã hội tham gia. Việc huy động các nguồn lực để xây dựng NTM ở các địa phương đã mang lại hiệu quả thiết thực. Kết cấu hạ tầng nông thôn đã được đầu tư xây dựng, nâng cao, cải tạo. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân.

Sau 9 năm, Thanh Hóa có huyện Yên Định, 296 xã, 730 thôn bản được công nhận đạt chuẩn. Bình quân toàn tỉnh đạt 16 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 50 tiêu chí (tăng 43 xã, 188 thôn và 1 tiêu chí bình quân so với năm 2017). Các huyện Đông Sơn, Thọ Xuân đã hoàn thành các tiêu chí và đang đề nghị Trung ương thẩm định công nhận huyện đạt chuẩn trong năm nay.

Đáng chú ý, việc duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn còn hạn chế. Trong đó, đáng chú ý về công tác vệ sinh môi trường ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Vậy đâu là nguyên nhân? Ông Trần Đức Năng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình MTQG Xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa cho biết, tại cuộc họp tổng kết năm 2018, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ Nguyễn Đức Quyền cũng đã kết luận nhấn mạnh rằng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện về xây dựng NTM của cấp ủy, chính quyền một số địa phương thiếu tập trung, chưa quyết liệt, có biểu hiện cầm chừng; vai trò trách nhiệm của người đứng đầu còn hạn chế.

Cần chính sách “mồi” cho NTM kiểu mẫu

Đề cập đến một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay và lâu dài, ông Năng chia sẻ, Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với triển khai có hiệu quả chương trình OCOP. Đây là nền tảng cơ bản, cốt lõi để xây dựng NTM bền vững.

Nhưng cần những chính sách “mồi” cho xã NTM nâng cao, kiểu mẫu. 

Cùng với đó, tích cực triển khai xây dựng các mô hình sản xuất, tập trung vào các mô hình liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các hợp tác xã, làng nghề phát triển. Kêu gọi nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn để đáp ứng nhu cầu phát triển…

Theo thống kê, nhờ chuyển đổi ruộng đất và cơ cấu cây trồng, đến nay toàn xã Bắc Lương đã có 45 ha đất lúa, đất màu kém hiệu quả chuyển sang trồng cây ăn quả và chăn nuôi tổng hợp. Bình quân mỗi ha chuyển đổi, người dân Bắc Lương thu về 800 triệu đồng, có nghĩa là hơn rất nhiều lần so với trồng lúa. Có được điều đó, đương nhiên không chỉ nhờ chính sách của chính quyền địa phương mà cần những con người dám nghĩ, dám làm.

Theo nongnghiep.vn