Thứ 3, 23/07/2024, 05:33[GMT+7]

Thành công của một đề tài

Thứ 6, 20/08/2010 | 15:08:01
1,924 lượt xem
 Năm 2008, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu biên soạn sách Địa lý địa phương tỉnh Thái Bình” dùng cho học tập, giảng dạy, nghiên cứu địa lý địa phương của tỉnh (chương trình chính khoá của môn Địa lý lớp 9, lớp 12 trong các nhà trường phổ thông) do cử nhân Địa lý Tống Thị Bích, Phó Chánh văn phòng, phụ trách giáo dục môi trường làm chủ nhiệm. Đề tài gồm 2 phần chính: Nghiên cứu biên soạn sách Địa lý địa phương Thái Bình dùng cho giáo viên và học sinh. Đối với sác

Giờ vui chơi của học sinh trường tiểu học thị trấn An Bài - Quỳnh Phụ. Ảnh: thành tâm

Hiện nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương đòi hỏi chúng ta, dù ở cương vị nào cũng cần có những hiểu biết về địa phương- nơi mình đang sinh sống. Bởi, kiến thức về địa phương là một nét văn hoá, một tiềm năng của nguồn tài nguyên nhân văn kích thích kinh tế- xã hội của tỉnh phát triển. Vì vậy, hiểu biết về địa lý địa phương đã và đang là nhu cầu cần thiết của nhân dân nói chung, giáo viên và học sinh nói riêng. Nó là một trong những nội dung bắt buộc của chương trình sách giáo khoa môn địa lý do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Việc xây dựng nội dung chương trình Địa lý địa phương phục vụ giảng dạy và học tập trong các nhà trường THCS và THPT là một vấn đề rất khó. Nhiều năm nay, Thái Bình chưa có sự biên soạn cụ thể nên việc giảng dạy của giáo viên nhìn chung không được thống nhất, thường là “Dạy chay và học chay”, “Biết gì dạy nấy”. Thực tế đó đòi hỏi cần phải có một tài liệu địa lý địa phương mang tính hoàn chỉnh, bảo đảm cả về nội dung, phương pháp, đáp ứng nhu cầu dạy và học ở các trường trong tỉnh cũng như nhu cầu tìm hiểu về địa lý địa phương của nhân dân trong và ngoài tỉnh, của các doanh nghiệp muốn đầu tư vào Thái Bình. 

Năm 2008, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu biên soạn sách Địa lý địa phương tỉnh Thái Bình” dùng cho học tập, giảng dạy, nghiên cứu địa lý địa phương của tỉnh (chương trình chính khoá của môn Địa lý lớp 9, lớp 12 trong các nhà trường phổ thông) do cử nhân Địa lý Tống Thị Bích, Phó Chánh văn phòng, phụ trách giáo dục môi trường làm chủ nhiệm. Đề tài gồm 2 phần chính: Nghiên cứu biên soạn sách Địa lý địa phương Thái Bình dùng cho giáo viên và học sinh. Đối với sách của giáo viên, nhóm tác giả tham gia đề tài đã biên soạn khá công phu, giới thiệu về địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế- xã hội (sự phát triển dân số, kết cấu dân số, phân bố dân cư, lao động và việc làm...) của Thái Bình thông qua hệ thống các bản đồ, lược đồ, biểu đồ, các bảng số liệu với tính khoa học, chính xác cao, cập nhật thông tin mới nhất giúp giáo viên có thể tra cứu soạn giảng nhanh và chính xác.

Trong phần nội dung của mỗi vấn đề ngoài phần đặc điểm, đề tài còn phân tích những ảnh hưởng của các điều kiện thuận lợi, khó khăn, các vấn đề đặt ra, hướng giải quyết, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của địa phương Thái Bình. Đối với sách Địa lý địa phương Thái Bình dành cho học sinh, được chia thành các bài giới thiệu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, đặc điểm kinh tế của tỉnh; mỗi bài đều có phần nội dụng cơ bản được đóng khung, hệ thống các bản đồ, ược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, hệ thống câu hỏi trong từng phần và cuối bài nhằm tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp thu bài nhanh, hiệu quả và rèn kỹ năng thực hành cho các em.

Trao đổi về vấn đề này, chủ nhiệm đề tài Tống Thị Bích chia sẻ: Tôi đã từng là giáo viên dạy môn Địa lý THPT nên hiểu rất rõ những khó khăn của người giáo viên khi không có tài liệu chính thống để giảng dạy. Bản thân tôi phải tự nghiên cứu, tìm tòi nhưng điều làm tôi trăn trở nhất là chưa đáp ứng đúng, đủ nhu cầu học tập của học sinh. Năm 2004, tôi chuyển công tác lên Sở Giáo dục và Đào tạo, do đó có nhiều thời gian để nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ của một số sở, ban, ngành, Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình... đã giúp tôi thực hiện thành công đề tài này.

Vinh dự lớn đã đến với tôi khi cuốn sách Địa lý địa phương tỉnh Thái Bình được nhà xuất bản Giáo dục thẩm định và ra quyết định xuất bản tháng 9/2009 và trong năm học 2009- 2010, chính thức được đưa vào giảng dạy tại các trường THCS và THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lý trong toàn tỉnh. Đồng thời, sách được biên soạn đã phù hợp với mong muốn tìm hiểu đầy đủ về mảnh đất, con người, điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Bình.

Với những đóng góp đó với ngành giáo dục tỉnh nhà, đề tài “”Nghiên cứu biên soạn sách Địa lý địa phương tỉnh Thái Bình” dùng cho học tập, giảng dạy, nghiên cứu địa lý địa phương của tỉnh” do cử nhân Tống Thị Bích làm chủ nhiệm xứng đáng nhận giải nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật Thái Bình lần thứ IV năm 2008- 2009.
Minh Nguyệt

  • Từ khóa