Tây Ninh phấn đấu thêm 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới
Xã NTM Thạnh Tân
10 năm xây dựng 45 xã đạt chuẩn NTM
Năm 2010, Tây Ninh bắt đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM với xuất phát điểm còn nhiều khó khăn. Sau 10 năm thực hiện NTM với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng với sự hưởng ứng tích cực của người dân, Tây Ninh gặt hái được những kết quả đáng khích lệ.
Đến hết năm 2020, Tây Ninh có 45/71 xã đạt chuẩn NTM, đạt 63,4%; bình quân toàn tỉnh đạt 17,1 tiêu chí/xã, tăng 3,5 tiêu chí so với năm 2016 (13,6 tiêu chí). TP. Tây Ninh và thị xã Hòa Thành đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Điểm nổi bật nhất là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Cụ thể, tỉnh đã đầu tư trên 2.200km đường giao thông nông thôn; vận động người dân đóng góp trên 110.000 ngày công hoàn thiện 58km đường giao thông nông thôn; đầu tư hơn 2,4 tỷ đồng để gắn trên 8.000 bóng đèn thắp sáng đường quê; trồng 7.300 cây xanh; khai thông 26km kênh mương nội đồng; kiên cố hóa 239km kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã.
Người dân đóng góp ngày công làm đường giao thông nông thôn
Đến nay, toàn tỉnh Tây Ninh có 278 trường học đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất; 255 nhà văn hóa đạt chuẩn; cải tạo, nâng cấp 15 chợ nông thôn; 80/80 xã đảm bảo cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông, có phủ sóng mạng để truy cập internet khu vực nông thôn; toàn tỉnh có 69 mô hình toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường...
Bên cạnh đó, hiện thu nhập bình quân đầu người tại Tây Ninh đạt 3.266USD, cao hơn 1,57 lần so với năm 2015. Với tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh còn dưới 1%, Tây Ninh không còn là hộ nghèo theo tiêu chuẩn Trung ương cũng như là 1 trong 5 tỉnh/thành có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước.
Ông Trần Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, cho biết: “Qua 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, phong trào “Tây Ninh chung sức xây dựng NTM” đã được các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng tham gia; mỗi cấp, ngành đã xác định rõ cách làm, lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, phát huy vai trò của Chi bộ Đảng từ các ấp, khu dân cư và vai trò chủ thể trực tiếp của từng hộ dân; góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt”.
Phấn đấu thêm 26 xã đạt chuẩn NTM
Với những kết quả tích cực đã đạt được, Tây Ninh tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Tây Ninh chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2021 - 2025, với mục tiêu phấn đấu có 26 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 2 xã biên giới; 36 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, trong đó có 10 xã biên giới.
Song song, tỉnh phấn đấu có 12 xã chuẩn kiểu mẫu, trong đó có 2 xã biên giới; có 6 huyện đạt chuẩn huyện NTM và thị xã Trảng Bàng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (100% xã, phường đạt chuẩn); nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn, thu nhập bình quân đến năm 2025 bằng 1,8 lần so với năm 2020...
Nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập bình quân của cư dân nông thôn
Trước mắt, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2080/KH-UBND ngày 28/6/2021 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tỉnh Tây Ninh năm 2021. Cụ thể, toàn tỉnh phấn đấu duy trì 45/71 xã đã đạt chuẩn NTM và 1 xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao; phấn đấu thêm 10 xã đạt chuẩn NTM (nâng tổng số xã đạt chuẩn đến cuối năm 2021 có 55/71 xã) và tăng thêm 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (lũy kế đến cuối năm 2021 có 8/71 xã).
Ngoài ra, năm 2021, tỉnh sẽ có thêm một địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là TP. Tây Ninh. Dự kiến tổng nhu cầu nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM năm 2021 là 3.396 tỷ đồng, được huy động từ nhiều nguồn.
Để đạt được các mục tiêu trên, UBND tỉnh xác định 9 nhiệm vụ trọng tâm và 4 giải pháp chủ yếu, hướng đến việc duy trì, nâng cao chất lượng các xã đã đạt chuẩn NTM theo quy định và gắn với cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đồng thời bảo đảm nhiệm vụ, chỉ tiêu, cơ cấu nguồn vốn, yêu cầu xây dựng xã NTM, xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, huyện NTM, thị xã hoàn thành nhiệm vụ NTM.
Đến thời điểm hiện tại, Tây Ninh đã triển khai sâu rộng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng MTN và tạo được sự chuyển biến sâu sắc. Các cơ chế, chính sách của tỉnh trong xây dựng NTM đã phát huy hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện đáng kể, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao, an sinh xã hội được đảm bảo; diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét.
Theo baomoi.com
Tin cùng chuyên mục
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
- Hàng rào xanh trên những miền quê nông thôn mới Hà Tĩnh 15.07.2021 | 10:37 AM
- Tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là cần thiết, phù hợp 14.07.2021 | 21:02 PM
Xem tin theo ngày
-
Hôm nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước
- Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo các nghị quyết của Quốc hội
- Góp ý sửa đổi, bổ sung Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị
- Tổ chức tốt kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng các chức sắc, Phật tử nhân dịp đại lễ Phật đản
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, Phật tử nhân dịp đại lễ Phật đản tại huyện Kiến Xương
- Trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
- Đại biểu Quốc hội tán thành áp dụng cơ chế đặc thù triển khai dự án Hồ chứa nước Ka Pét
- Quốc hội thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng
- Hiệu quả sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19 chưa cao