Chủ nhật, 19/05/2024, 13:14[GMT+7]

Đặt hàng nhà khoa học giải quyết thách thức vùng Tây Nam Bộ

Thứ 7, 09/12/2023 | 19:45:49
733 lượt xem
Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với hạn mặn, sạt lở, thiếu nước… Thứ trưởng Trần Hồng Thái mong muốn nhà khoa học nghiên cứu giải quyết cách thách thức trên.

Thứ trưởng Trần Hồng Thái phát biểu tại hội nghị tổ chức tại Phân hiệu Đại học Thủy lợi, chiều 8/12.

Thông điệp được Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái nói tại hội nghị "Định hướng phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ đảm bảo an ninh nguồn nước giai đoạn 2021 - 2030" tổ chức tại TP HCM chiều 8/12. Chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, gọi tắt là KC-14/21-30 được phê duyệt hôm 1/12.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa cả nước, nhưng đang đối mặt với các thách thức do ảnh hưởng biến đổi khí hậu. Do vậy, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ mong muốn nhà khoa học quan tâm giải quyết các vấn đề của vùng, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh tại miền Nam về an ninh nguồn nước.

Ông Thái gợi ý, các đề tài cấp quốc gia nhưng cần tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm các vấn đề địa phương đang đối mặt hiện nay. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung khung chương trình, Thứ trưởng Thái cho biết sẽ chỉ đạo các cơ quan trực thuộc thường xuyên nhận đề xuất nhà khoa học, viện nghiên cứu, địa phương... cùng phối hợp đề xuất các giải pháp và triển khai thực hiện.

GS.TS Tăng Đức Thắng, nguyên phó giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam nhìn nhận, Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có sụt lún. Theo số liệu quan trắc từ cơ quan chức năng và của viện cho thấy, hàng năm khu vực này sụt lún 0,5 - 3 m, riêng khu vực ven biển ước tính lún 1,5 - 3,5 cm mỗi năm. Đây được cho là có tốc độ sụt lún lớn. Theo tính toán, nếu tốc độ sụt lún tiếp tục duy trì như trên, cao độ địa hình của vùng sẽ hạ thấp rất sâu khoảng - 1,5 đến - 2 m. Dự báo tại tỉnh Hậu Giang đến 2050, cao độ địa hình ở mức - 0,5 m đến - 1 m, vào năm 2100 là -1 m đến - 2 m, được cho rất thấp.

Hình ảnh cao độ địa hình xuống mức âm do sụt lún (màu xanh dươngg) ở Đồng bằng sông Cửu Long dự báo đến năm 2100. Ảnh: BTC

Hình ảnh cao độ địa hình xuống mức âm do sụt lún (màu xanh dương) ở Đồng bằng sông Cửu Long dự báo đến năm 2100. Ảnh: BTC

Nhiều nhà khoa học và tổ chức quốc tế có uy tín nhìn nhận, Đồng bằng sông Cửu Long nguy cơ bị xóa sổ trong tương lai. Ở góc nhìn cá nhân, GS Thắng cho rằng đây là câu chuyện sẽ xảy ra, điều quan trọng là xảy ra vào thời điểm nào. Từ thực tế trên, ông cho rằng giới nghiên cứu cần quan tâm đến vấn đề này và cần thiết có các công trình thích ứng, giảm thiểu suy thoái của vùng do sụt lún đất và xói lở sông biển. Ông mong muốn có những kế hoạch, quy hoạch dài hạn cho các vấn đề liên quan đến nước có tầm nhìn hàng trăm năm như bảo đảm an ninh nguồn nước, quy hoạch phòng chống ngập cho toàn vùng, bảo vệ chống biển lấn và hệ sinh thái ngập mặn ven biển...

Chương trình KC14 được xây dựng cũng hướng đến mục tiêu giải quyết các bài toán lớn, trong đó cung cấp luận cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện chính sách giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước, công trình thủy lợi. Chương trình còn đặt mục tiêu phát triển các ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến để phát triển, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh nguồn nước và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo vnexpress.net

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày