Chủ động ứng phó với bão số 7
Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, đến 6 giờ ngày 13/10 trên địa bàn tỉnh có tổng số 1.161 phương tiện với 3.455 lao động đang làm ăn trên biển. Trong đó, có 23 phương tiện với 184 lao động đang hoạt động, neo đậu các bến ngoài tỉnh; 13 phương tiện với 94 lao động ngoài tỉnh vào neo đậu tại các bến trong tỉnh; 58 phương tiện với 226 lao động đang hoạt động ở các tỉnh khác; 88 phương tiện với 264 lao động đang hoạt động ven biển tỉnh Thái Bình; 979 phương tiện với 2.687 lao động đã neo đậu tại các bến trong tỉnh. Tất cả các phương tiện trên đều liên lạc được với gia đình, không có phương tiện hoạt động ở vùng nguy hiểm. Toàn tỉnh hiện có 1.311 chòi ngao với 1.406 lao động canh coi trên các bãi ngao; 1.223 đầm với 1.613 lao động nuôi trồng thủy, hải sản ven sông, ven biển tập trung ở các huyện Thái Thụy, Tiền Hải, Hưng Hà.
Về sản xuất nông nghiệp, vụ mùa năm 2020, toàn tỉnh gieo cấy gần 78.000ha lúa. Đến thời điểm này, tại một số địa phương, lúa mùa đã được thu hoạch, diện tích đã thu hoạch được khoảng 42.000 ha, đạt khoảng 53% diện tích. Cùng với thu hoạch lúa mùa, các địa phương đang tích cực triển khai gieo trồng cây vụ đông, phấn đấu diện tích gieo trồng khoảng 37.000ha. Đến nay, các địa phương trong tỉnh đã gieo trồng được khoảng 18.000ha cây vụ đông…
Cán bộ UBND xã Vũ Hòa (Kiến Xương) kiểm tra bờ bao khu nuôi trồng thủy sản.
Trước đó, để chủ động ứng phó với bão số 7, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, chỉ đạo quyết liệt, bằng mọi biện pháp khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa, hoa màu có thể thu hoạch được với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” đặc biệt ở các vùng có khả năng bị ngập úng để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu, thuyền, thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động tìm nơi tránh, trú an toàn, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; kêu gọi tàu, thuyền ở khu vực nguy hiểm về nơi tránh, trú an toàn; giữ liên lạc với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, các địa phương khẩn trương rà soát, kiểm tra phương án bảo vệ các trọng điểm đê, kè, cống xung yếu, nếu phát hiện thấy công trình không bảo đảm an toàn phải chủ động huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để xử lý, củng cố ngay. Đóng các cống tưới, mở các cống tiêu, triệt để tiêu nước đề phòng mưa lớn gây ngập úng lúa, hoa màu, các khu vực trũng, thấp. Kiểm tra các lồng bè, chòi nuôi trồng thủy, hải sản, phương tiện vận tải trên sông, ven biển để chủ động các biện pháp phòng tránh; sẵn sàng di dời toàn bộ số lao động nuôi ngao, nuôi trồng thủy, hải sản, số ngư dân trên các phương tiện đánh bắt đã neo đậu trên địa bàn; người dân sinh sống trong khu vực nguy hiểm vào nơi an toàn. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời triển khai ứng cứu khi có yêu cầu; tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Các tàu tránh trú bão tại cảng cá Tân Sơn, thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy).
Ông Nguyễn Mạnh Khương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy viên thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết: Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão gây ra, đặc biệt trong trường hợp bão đổ bộ vào đất liền, trùng với thời điểm triều cường kết hợp nước dâng do bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu UBND các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Tiền Hải, Thái Thụy chỉ đạo UBND các xã, thị trấn ven đê thực hiện nghiêm các công điện của UBND tỉnh. Trong đó cần phải khẩn trương kiểm tra, rà soát các khu vực bờ bao, đê bối và bãi thấp ven sông, ven biển; có phương án bảo đảm an toàn cho người và tài sản đề phòng bão đổ bộ vào lúc triều cường gây tràn và vỡ một số đoạn bờ bao, đê bối; chủ động huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để xử lý sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”.
Phạm Hưng
Tin cùng chuyên mục
- Chợ dân sinh - sinh kế của người dânKỳ 1: Chợ - không chỉ là nơi buôn bán 25.11.2024 | 09:39 AM
- Phân loại rác thải tại nguồn: Khó trước mắt - lợi lâu dàiKỳ II: Còn nhiều lúng túng, bất cập 22.11.2024 | 08:43 AM
- Không cho đất nghỉ 07.11.2024 | 09:00 AM
- Xã Vũ Vân khẩn trương ứng phó với lũ dâng gây ngập lụt 11.09.2024 | 19:36 PM
- Tăng cường tuần tra, canh gác bảo vệ đê 08.08.2024 | 21:03 PM
- Nhân dân Thái Bình tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 25.07.2024 | 15:11 PM
- Chạy đua cùng thời vụ 10.07.2024 | 08:47 AM
- Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thôngKỳ 1: Một bộ phận người dân lơ là đội mũ bảo hiểm 27.05.2024 | 10:34 AM
- Limousine X.E Việt Nam Thái Bình vẫn ngang nhiên hoạt động tại Vincom Shophouse 08.05.2024 | 15:26 PM
- Nhân dân đồng thuận với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 24.03.2024 | 21:56 PM
Xem tin theo ngày
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, chúc tết Trường Đại học Y Dược Thái Bình
- Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII
- Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra việc triển khai các nhiệm vụ chính trị dịp tết Nguyên đán tại phường Trần Hưng Đạo
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác bảo đảm an ninh trật tự và sẵn sàng chiến đấu ở một số cơ quan, đơn vị
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Tặng quà Làng trẻ em SOS Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy trao quà tết tại xã An Thanh
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
- Tháo gỡ khó khăn, không để các dự án trọng điểm của tỉnh chậm tiến độ