Tăng cường tuần tra, canh gác bảo vệ đê
Đỉnh lũ trên sông Trà Lý xấp xỉ báo động III
Theo báo cáo của Đài Khí tượng thủy văn Thái Bình, mực nước đỉnh lũ được ghi nhận hồi 9 giờ sáng ngày 8/8 tại trạm Quyết Chiến (sông Trà Lý) là 3,85m (xấp xỉ báo động III), trạm Thái Bình (sông Trà Lý) là 2,79m (xấp xỉ báo động II), trạm Tiến Đức (sông Hồng) là 4,77m (xấp xỉ báo động I). Mực nước trên các sông khu vực Thái Bình đang xuống chậm; trong đó, trạm Quyết Chiến duy trì ở mức trên báo động II.
Ông Nguyễn Mạnh Khương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Các huyện, thành phố triền sông Trà Lý, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc, Nam Thái Bình đã thực hiện tuần tra, canh gác ngày, đêm đê điều theo lệnh báo động II trên sông Trà Lý; đồng thời tiếp tục tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những diễn biến, hư hỏng của đê, kè, cống do lũ gây ra, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu đê điều theo phương châm “4 tại chỗ”.
Trắng đêm “canh đê, gác nước”
Đê Trà Lý là tuyến đê dài, có nhiều trọng điểm xung yếu và là trọng điểm chống lũ của tỉnh; trong đó, đê tả Trà Lý từ K0-K51 dài 51km, đê hữu Trà Lý dài 47km từ K0-K47, đê cửa sông hữu Trà Lý dài 12km, đê cửa sông tả Trà Lý dài 15km. Qua rà soát hiện trạng từ đầu năm 2024, tuyến đê Trà Lý có 18 trọng điểm xung yếu cấp 2 như: kè Hồng Phong, đê Hồng Bạch, đê Hồng Giang; kè Sa Cát, kè Phương Cáp, cống Đắc Chúng... Do đó, công tác tuần tra, kiểm soát, bảo đảm an toàn hệ thống đê, kè, cống trong thời điểm nước dâng cao là rất cần thiết.
Ông Nguyễn Bảo Khương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Qua kiểm tra, rà soát, các địa phương triền đê sông Trà Lý đã sẵn sàng ứng phó với lũ theo phương châm “4 tại chỗ”. Trong đó, nhân lực, vật tư phương tiện tại các điếm canh đê đã chuẩn bị cơ bản đầy đủ như: sổ sách ghi chép, dụng cụ thông tin, liên lạc, phương tiện phục vụ công tác tuần tra, canh gác đê... Theo quy định, đối với báo động lũ cấp II, lực lượng tuần tra, canh gác đê được bố trí ngày 4 người, đêm 6 người. Ban ngày ít nhất sau 2 giờ có 1 kíp đi tuần, mỗi kíp 2 người; ban đêm ít nhất sau 2 giờ có 1 kíp đi tuần, mỗi kíp 3 người.
20 giờ ngày 7/8, chúng tôi được tham gia cùng lực lượng thường trực PCTT của Chi cục Thủy lợi kiểm tra và động viên lực lượng làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ đê tại các điếm canh đê trên tuyến đê hữu Trà Lý, đoạn qua địa phận thành phố Thái Bình và huyện Vũ Thư.
Là người gắn bó với triền đê hữu Trà Lý hơn 30 năm nay, ông Bùi Văn Bộ, trưởng điếm canh đê số 1, xã Tân Phong (Vũ Thư) nhiều lần được các cấp tặng bằng khen, giấy khen vì có thành tích trong công tác canh gác, bảo vệ đê... Ông Bộ cho biết: Mặc dù năm nay tuổi đã cao, nhưng tôi cùng với các thành viên của xã Tân Phong luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc canh coi, gìn giữ tuyến đê để bảo vệ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
Lãnh đạo các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo, kiểm tra công tác ứng phó với lũ tại phường Tiền Phong.
Giống như ông Bộ, ông Nguyễn Văn Thịnh, tổ 18, phường Tiền Phong (thành phố Thái Bình) cũng là người gắn bó với công tác canh gác, bảo vệ đê nhiều năm nay. Ông Thịnh cho biết: Khi có báo động lũ cấp II, theo kinh nghiệm sẵn có và các kiến thức mới được tập huấn từ đầu năm chúng tôi chủ động phân công ca kíp, túc trực 4 người ban ngày, 6 người ban đêm; tiến hành tuần tra theo lượt đi - về. Trong đó, lượt đi chúng tôi bố trí 1 người kiểm tra mặt đê, mái đê phía sông, khu vực hành lang bảo vệ đê phía sông; 1 người (ban ngày), 2 người (ban đêm) kiểm tra mái đê phía đồng, khu vực hành lang bảo vệ đê phía đồng, mặt ruộng, hồ ao gần chân đê phía đồng. Lượt về chúng tôi bố trí 1 người (ban ngày), 2 người (ban đêm) kiểm tra mặt đê, mái đê phía sông, khu vực hành lang bảo vệ đê phía sông; 1 người kiểm tra mái đê phía đồng, khu vực hành lang bảo vệ đê phía đồng, mặt ruộng, hồ ao gần chân đê phía đồng. Qua đó, tăng cường kiểm tra từng đoạn đê kịp thời phát hiện các hiện tượng, sự cố như mạch sủi, mạch đùn để xử lý ban đầu cũng như kịp thời báo cáo cấp trên.
Nguyễn Thơi
Tin cùng chuyên mục
- Chợ dân sinh - sinh kế của người dânKỳ 1: Chợ - không chỉ là nơi buôn bán 25.11.2024 | 09:39 AM
- Phân loại rác thải tại nguồn: Khó trước mắt - lợi lâu dàiKỳ II: Còn nhiều lúng túng, bất cập 22.11.2024 | 08:43 AM
- Không cho đất nghỉ 07.11.2024 | 09:00 AM
- Xã Vũ Vân khẩn trương ứng phó với lũ dâng gây ngập lụt 11.09.2024 | 19:36 PM
- Nhân dân Thái Bình tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 25.07.2024 | 15:11 PM
- Chạy đua cùng thời vụ 10.07.2024 | 08:47 AM
- Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thôngKỳ 1: Một bộ phận người dân lơ là đội mũ bảo hiểm 27.05.2024 | 10:34 AM
- Limousine X.E Việt Nam Thái Bình vẫn ngang nhiên hoạt động tại Vincom Shophouse 08.05.2024 | 15:26 PM
- Nhân dân đồng thuận với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 24.03.2024 | 21:56 PM
- Bảo đảm điều kiện chống rét cho trẻ mầm non 25.01.2024 | 09:19 AM
Xem tin theo ngày
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân
- Gặp mặt cán bộ cấp tướng Quân đội, Công an quê hương Thái Bình