Làng nghề bánh đa Dụ Đại: Tất bật vụ tết
Tăng tốc sản xuất
Có mặt tại cơ sở sản xuất bánh đa Quỳnh Côi, thôn Dụ Đại 1 do anh Hoàng Phó Nam làm chủ, ngay từ sáng, khoảng 20 lao động làm việc tại đây đã tất bật trong từng công đoạn từ tráng bánh, sắp bánh, phơi bánh, đóng gói... để kịp cho các chuyến hàng.
Anh Nam chia sẻ: Năm nào cũng vậy, gần tết nhu cầu tiêu thụ bánh đa tăng nhiều so với ngày thường. Như năm nay, sản lượng bánh đa cung cấp ra thị trường tăng khoảng 20 - 30%. Để bảo đảm cung cấp đủ cho khách hàng, chúng tôi chủ động nhập thêm gạo, thuê thêm người và tăng thời gian làm. Thay vì duy trì 2 ca với 16 tiếng, gần tết, người lao động thay nhau làm việc 24/24 tiếng. Trung bình mỗi ngày với 8 máy thái bánh, cơ sở sản xuất khoảng 4 - 5 tấn bánh cung cấp ra thị trường. Bánh sản xuất ra đến đâu khách hàng đến tận cơ sở lấy, nhờ đó doanh thu tăng, người lao động cũng có thu nhập ổn định.
Bà Lê Thị Khuyên, thôn Dụ Đại 1 cho biết: Làm việc tại cơ sở của anh Nam đến nay được 5 năm, giáp tết nhu cầu tiêu thụ tăng nên chúng tôi làm thêm giờ. Dù có vất vả hơn chút nhưng thu nhập cũng cao hơn. Trung bình mỗi tháng thu nhập từ 6 - 7 triệu đồng, giúp cuộc sống của gia đình ổn định hơn.
Tại cơ sở sản xuất bánh đa Tân Tiến của anh Hoàng Phó Tứ và chị Ngô Thị Hà cũng tại thôn Dụ Đại 1, không khí làm việc những ngày giáp tết rộn rã hơn. Dù không đầu tư máy móc, chỉ nhận hàng về phơi và đóng gói song cơ sở của anh chị luôn duy trì khoảng 7 - 8 lao động để đáp ứng nhu cầu thị trường trong dịp tết. Chị Hà cho biết, vào những ngày giáp tết, gia đình luôn phải thuê thêm thợ làm mới có đủ bánh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trung bình mỗi ngày tiêu thụ khoảng 3 - 4 tấn bánh thành phẩm. Dù nhu cầu tăng nhưng gia đình cũng không dám nhận đơn hàng nhiều vì sợ không đủ bánh giao cho khách, do đó chị chỉ nhận đơn của mối quen để bảo đảm chất lượng.
Theo chị Hà, năm nay giá gạo tăng nên lợi nhuận cũng không được cao song sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, không chỉ được người dân trong tỉnh và các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... ưa chuộng, sản phẩm của gia đình đã được nhiều thương lái đến đặt hàng đưa đi tiêu thụ tại thị trường các tỉnh miền Nam.
Chú trọng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
Làng nghề bánh đa thôn Dụ Đại hiện có khoảng 100 hộ nhưng chỉ có khoảng 7 hộ tập trung sản xuất quy mô lớn với máy móc hiện đại. Trung bình mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng 30 tấn bánh, trừ chi phí các hộ đầu tư lớn lợi nhuận mang lại khoảng 6 - 7 triệu đồng/ngày, tạo việc làm ổn định cho bà con trong xã. Thu nhập cao, việc làm ổn định, song công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường luôn được địa phương và các gia đình chú trọng.
Ông Bùi Văn Kiên, Chủ tịch UBND xã Đông Hải cho biết: Hàng năm trước tết Nguyên đán, lượng sản xuất bánh đa sợi tăng cao so với tất cả các mặt hàng để phục vụ nhân dân. Cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền tới các hộ bên cạnh tập trung sản xuất phải bảo đảm an toàn thực phẩm. Hầu hết các hộ gia đình ở làng nghề bánh đa thôn Dụ Đại đều đã áp dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất với quy trình sản xuất khép kín.
Với cơ sở của anh Hoàng Phó Nam, sản phẩm bánh đa sợi của gia đình được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao nên việc giữ vững thương hiệu luôn được gia đình anh ưu tiên hàng đầu.
Anh Nam cho biết: Trong 30 năm làm nghề, phương châm của gia đình là luôn lấy chất lượng sản phẩm và uy tín đối với khách hàng làm thước đo để phấn đấu. Thực tế, không phải khi tham gia sản phẩm OCOP, chúng tôi mới quan tâm đến chất lượng và quy trình sản xuất. Để theo kịp với nhu cầu thị trường, cơ sở của chúng tôi luôn có sự thích ứng phù hợp. Hiện tại, gia đình đầu tư 1,8 tỷ đồng mua máy tráng công suất lớn, nồi hơi, máy thái, xây dựng nhà xưởng khép kín. Việc lựa chọn nguyên liệu bảo đảm gạo phải ngon, khâu sản xuất phải an toàn, sạch sẽ. Nhờ đó, sản phẩm bánh đa sợi của gia đình luôn khẳng định được uy tín với khách hàng.
Trải qua hàng chục năm làm nghề và giữ nghề của nhiều thế hệ, nghề làm bánh đa sợi thôn Dụ Đại đã được lan truyền rộng rãi và có nguồn tiêu thụ lớn đến từ nhiều vùng. Cuộc sống của người dân Dụ Đại đang ngày càng đổi thay.
Nguyễn Cường
Tin cùng chuyên mục
- Chợ dân sinh - sinh kế của người dânKỳ 1: Chợ - không chỉ là nơi buôn bán 25.11.2024 | 09:39 AM
- Phân loại rác thải tại nguồn: Khó trước mắt - lợi lâu dàiKỳ II: Còn nhiều lúng túng, bất cập 22.11.2024 | 08:43 AM
- Không cho đất nghỉ 07.11.2024 | 09:00 AM
- Xã Vũ Vân khẩn trương ứng phó với lũ dâng gây ngập lụt 11.09.2024 | 19:36 PM
- Tăng cường tuần tra, canh gác bảo vệ đê 08.08.2024 | 21:03 PM
- Nhân dân Thái Bình tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 25.07.2024 | 15:11 PM
- Chạy đua cùng thời vụ 10.07.2024 | 08:47 AM
- Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thôngKỳ 1: Một bộ phận người dân lơ là đội mũ bảo hiểm 27.05.2024 | 10:34 AM
- Limousine X.E Việt Nam Thái Bình vẫn ngang nhiên hoạt động tại Vincom Shophouse 08.05.2024 | 15:26 PM
- Nhân dân đồng thuận với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 24.03.2024 | 21:56 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Đổi mới, sáng tạo trong hành động với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Thái Bình