Hồi xanh những cánh đồng vụ đông
Canh tác nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế thấp, cùng với sự thiếu hụt lao động, sản xuất vụ đông tại xã Vũ Lạc đang dần bị co hẹp. Người dân nơi đây cho biết, trước đây, vụ đông nhộn nhịp không kém hai vụ lúa với đa dạng cây trồng: khoai tây, dưa chuột, đậu tương, rau các loại... Nhưng do thu nhập bấp bênh vì phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thị trường; lực lượng lao động nông nghiệp đi vào các nhà máy, xí nghiệp do đó bà con đành phải bỏ vụ đông. Dù rất tiếc chất đất pha cát ở xứ đồng này, nhưng cũng đành ngậm ngùi nhìn cánh đồng trơ gốc rạ. Vì thế, khi anh Nguyễn Văn Thiêm thuê, mượn lại ruộng để trồng khoai tây, nhiều người đã sẵn sàng cho mượn và tạo điều kiện tối đa để anh có thể hồi sinh lại vụ đông.
Bà Đào Thị Điểm, xã Vũ Lạc cho biết: Khoai tây là cây ưa phân bón hữu cơ và ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Vì thế, khi trồng trong vụ đông giúp cải tạo đất, thuận lợi khi gieo cấy lúa xuân. Hơn nữa, ruộng bỏ không vừa lãng phí tài nguyên lại là nơi trú ngụ cho chuột, sâu bệnh hại. Do đó, có người mượn ruộng trồng khoai chúng tôi rất sẵn lòng.
Đau đáu khát vọng làm giàu từ đồng ruộng, 5 năm qua, anh Thiêm đã đến nhiều địa phương, tìm hiểu đặc điểm thổ nhưỡng, tập quán canh tác của người dân từng vùng. Nhận thấy ở một số nơi, đất đai màu mỡ, người dân không sản xuất trong vụ đông nên anh xin thuê, mượn lại ruộng, tích tụ thành cánh đồng lớn để trồng khoai tây. Vụ đông năm nay, anh trồng gần 100ha tại 6 xã: Vũ Lạc, Vũ Phúc (thành phố Thái Bình); Vũ Lễ, Bình Nguyên (Kiến Xương); Song Lãng (Vũ Thư); Dương Hồng Thủy (Thái Thụy). Với diện tích này, anh Thiêm trở thành người trồng khoai tây nhiều nhất tỉnh.
Anh Nguyễn Văn Thiêm cho biết: Khoai tây là cây trồng ưa lạnh, phù hợp với điều kiện khí hậu ở miền Bắc, đặc biệt tại Thái Bình. Tôi chọn thuê những vùng thổ nhưỡng chủ yếu là đất pha cát thuận lợi để trồng. Trồng khoai tây không mất công lao động là do phần lớn các công đoạn canh tác như làm đất, vun xới, tưới, tiêu, thu hoạch củ, đều thực hiện bằng máy móc, chỉ còn một số khâu sản xuất nhẹ nhàng phải làm thủ công như đặt củ giống, rải phân và phân loại củ thương phẩm. Tôi thuê ruộng và cũng thuê luôn chủ ruộng làm công. Sau này nếu tôi trả lại ruộng thì nông dân cũng đã có kinh nghiệm làm vụ đông nên có thể sẽ không bỏ ruộng hoang như trước.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, anh Thiêm đầu tư hơn 1 tỷ đồng mua 4 máy làm đất và xây dựng 3 kho lạnh bảo quản khoai giống, khoai thương phẩm.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, anh Thiêm đầu tư hơn 1 tỷ đồng mua 4 máy làm đất và xây dựng 3 kho lạnh với công suất 100 tấn/kho bảo quản khoai giống và khoai thương phẩm. Bằng cách này giúp anh chủ động nguồn giống, bảo đảm gieo trồng trong khung thời vụ tốt nhất. Nắm bắt nhu cầu của thị trường về nông sản sạch, anh thay thế phân bón hóa học bằng phân vi sinh, tận dụng nguồn rơm rạ sau thu hoạch lúa mùa, dùng máy phay nhỏ làm phân bón cho cây trồng, hướng tới sản xuất hữu cơ. Đặc biệt, khi sản xuất quy mô lớn, anh Thiêm chủ động liên kết với các công ty để tiêu thụ sản phẩm của gia đình và trở thành đầu mối thu mua khoai tây cho nông dân trong tỉnh với sản lượng khoảng 2.000 tấn/vụ.
Ông Trần Đình Mạch, Trưởng thôn An Chỉ, xã Bình Nguyên (Kiến Xương) cho biết: Từ thuê đất bỏ hoang trong vụ đông, anh Thiêm còn tạo việc làm cho chính những người thuê ruộng nên bà con đồng thuận, ủng hộ cao. Việc làm này còn giúp nông dân nhận thức được vai trò, hiệu quả kinh tế của sản xuất vụ đông từ đó, góp phần kích thích nông dân hăng say sản xuất. Người dân địa phương rất ấn tượng với công năng của những chiếc máy trồng khoai tây, nhiều hộ dân đã ngỏ ý muốn thuê máy của anh Thiêm để trồng tại ruộng nhà mình.
Tư duy “nghĩ lớn, làm lớn” của những nông dân như anh Thiêm đã và đang tạo nên sự thay đổi trên những cánh đồng. Nhân rộng những mô hình này không chỉ mở ra hướng đi mới cho sản xuất vụ đông của tỉnh mà còn thúc đẩy phong trào làm vụ đông ở mỗi địa phương. Qua đó, các địa phương có thể xác định được thế mạnh trong sản xuất vụ đông, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo định hướng, đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính cho thu nhập, giá trị kinh tế cao.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Chợ dân sinh - sinh kế của người dânKỳ 1: Chợ - không chỉ là nơi buôn bán 25.11.2024 | 09:39 AM
- Phân loại rác thải tại nguồn: Khó trước mắt - lợi lâu dàiKỳ II: Còn nhiều lúng túng, bất cập 22.11.2024 | 08:43 AM
- Không cho đất nghỉ 07.11.2024 | 09:00 AM
- Xã Vũ Vân khẩn trương ứng phó với lũ dâng gây ngập lụt 11.09.2024 | 19:36 PM
- Tăng cường tuần tra, canh gác bảo vệ đê 08.08.2024 | 21:03 PM
- Nhân dân Thái Bình tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 25.07.2024 | 15:11 PM
- Chạy đua cùng thời vụ 10.07.2024 | 08:47 AM
- Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thôngKỳ 1: Một bộ phận người dân lơ là đội mũ bảo hiểm 27.05.2024 | 10:34 AM
- Limousine X.E Việt Nam Thái Bình vẫn ngang nhiên hoạt động tại Vincom Shophouse 08.05.2024 | 15:26 PM
- Nhân dân đồng thuận với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 24.03.2024 | 21:56 PM
Xem tin theo ngày
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình