Chợ dân sinh - sinh kế của người dân Kỳ III: Mong chờ cơ chế mới
Mô hình hiệu quả
Nhìn vào hạ tầng chợ dân sinh của các địa phương, một điều dễ nhận ra là hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình được đầu tư khang trang và hoạt động hiệu quả hơn cả.
Bà Tạ Thanh Nhạn, Phó Trưởng phòng Kinh tế thành phố cho biết: Thành phố có 18 chợ. Cũng như các địa phương khác, trước đây hạ tầng các chợ đều xuống cấp và các xã, phường gặp khó khăn trong việc tìm nguồn kinh phí đầu tư cải tạo, nâng cấp. Từ năm 2005, thành phố có chủ trương xã hội hóa nguồn lực đầu tư phát triển chợ dân sinh đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia. Đến nay, trên địa bàn có 11/18 chợ do doanh nghiệp đầu tư với tổng số vốn 224/238 tỷ đồng. Các doanh nghiệp trực tiếp tổ chức quản lý, khai thác, mang lại hiệu quả rõ rệt, thu hút tiểu thương và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Một trong những chợ do doanh nghiệp đầu tư hoạt động hiệu quả nhất trên địa bàn thành phố Thái Bình là chợ Quang Trung do Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Thành Công đầu tư xây dựng với kinh phí hơn 11 tỷ đồng. Nhờ có quy hoạch, đầu tư hạ tầng và sắp xếp lại chợ một cách khoa học nên đã thu hút gần 400 tiểu thương vào kinh doanh. Sự đa dạng về hàng hóa, giá cả cạnh tranh là thế mạnh, hấp dẫn người tiêu dùng.
Việc xã hội hóa nguồn lực đầu tư xây dựng chợ vừa giảm gánh nặng ngân sách, huy động được nguồn vốn trong các thành phần kinh tế vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Không chỉ có vậy, các doanh nghiệp tích cực tuyên truyền, vận động tiểu thương mua, bán hàng hóa bảo đảm chất lượng, bán đúng giá niêm yết, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ gìn vệ sinh môi trường góp phần xây dựng các chợ ngày càng văn minh.
Cần cơ chế mới cho chợ dân sinh
Ngay từ năm 2017, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030. Quan điểm của tỉnh là tập trung phát triển mạng lưới chợ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng và ngày càng tăng của cả người có thu nhập thấp cũng như người có thu nhập cao. Hướng tới các phương thức chợ hiện đại, bảo đảm văn minh thương mại; kết hợp cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ truyền thống nhằm phát triển bền vững thương mại trong nước và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường sinh thái. Để nâng cao vai trò của chợ trong đời sống, thúc đẩy sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, UBND tỉnh xác định mục tiêu xây dựng hệ thống chợ phát triển cả về số lượng, quy mô và cấp độ, với sự tham gia của các loại hình tổ chức và mọi thành phần kinh tế, có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước.
Với chủ trương và cơ chế đó của tỉnh, thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào lĩnh vực chợ dân sinh. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp đầu tư vào các chợ hạng I, hạng II có quy mô lớn ở thành phố, thị trấn, những chợ họp các ngày trong tháng. Còn các chợ dân sinh hạng III, ở vùng nông thôn, số phiên chợ họp ít chưa hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư bởi khả năng thu hồi vốn và sinh lời rất thấp.
Chợ dân sinh tạo việc làm, thu nhập và bảo đảm ổn định cuộc sống cho nhiều người dân. Trong ảnh: Các nông dân bán rau tại chợ Thông, xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Yến, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Thành Công chia sẻ: Hiện nay, thời hạn thuê đất ngắn và mức thuế sử dụng đất cao, giá điện, nước cũng cao gây khó khăn cho cả doanh nghiệp đầu tư hạ tầng chợ và thu hút tiểu thương vào kinh doanh. Để tạo điều kiện và hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào chợ, nhà nước cần có chính sách cho thuê đất dài hạn hơn, doanh nghiệp có thể giãn thời gian khấu hao tài sản, đồng thời hạ thấp mức phí cho thuê ki ốt, gian hàng sẽ thu hút được nhiều tiểu thương vào chợ kinh doanh. Vì các tiểu thương chủ yếu kinh doanh nhỏ lẻ, nhu cầu sử dụng điện, nước không nhiều nên giá mặt hàng này cũng nên giảm về mức phục vụ sinh hoạt để bà con yên tâm buôn bán tại chợ.
Ông Nhâm Sỹ Xuân, Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại dịch vụ Đông Hòa cho biết: Chúng tôi đầu tư hơn 12 tỷ đồng xây dựng chợ Chùa, xã Đông Á (Đông Hưng) từ năm 2008. Chợ chỉ họp 6 phiên chính/tháng với 70 tiểu thương kinh doanh thường xuyên nên tiền thu phí chợ không đủ để trả thuế sử dụng đất và chi phí quản lý, vận hành chợ. Hiện nay, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn bởi số tiểu thương và người dân vào chợ ít dần, nguyên nhân chính vì chợ cóc, chợ tạm “mọc” tràn lan, nếu tình trạng này kéo dài thì doanh nghiệp rơi vào thua lỗ kéo dài dẫn đến phá sản.
Trong khi chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào chợ dân sinh, việc nâng cấp hạ tầng chợ vẫn dựa vào đầu tư của chính quyền các xã, phường, thị trấn (cấp xã) từ nguồn ngân sách. Muốn vậy, UBND cấp xã cần có kế hoạch, lộ trình, bố trí nguồn vốn cụ thể để thực hiện cải tạo, nâng cấp chợ. Trong giai đoạn hiện nay, khi các địa phương đang tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, chợ cũng là một trong những tiêu chí cần phải thực hiện nên cần có sự quan tâm đúng mức. Song song với đầu tư hạ tầng, các địa phương cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác quản lý về hạ tầng, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Tăng cường tuyên truyền, vận động tiểu thương và người dân giữ gìn vệ sinh, bảo vệ hạ tầng, lựa chọn kinh doanh và mua sắm hàng hóa rõ nguồn gốc, an toàn tại chợ...
Chợ dân sinh chính là biểu tượng của văn hóa giao thương và kết nối cộng đồng. Việc cải tạo, nâng cấp hạ tầng chợ không chỉ mang lại sự thuận tiện về mua sắm mà còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, tạo dựng môi trường sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng. Chính vì vậy, rất cần những giải pháp đồng bộ từ chính quyền, tiểu thương, người tiêu dùng, doanh nghiệp để phát huy hiệu quả hoạt động và vai trò của chợ dân sinh trong đời sống xã hội.
Bà Tô Thị Hương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Để thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới chợ của tỉnh và Nghị định số 60/2024/ NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, hiện nay chúng tôi đang tổ chức rà soát, đánh giá, phân hạng lại hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh. Từ kết quả này, Sở Công Thương sẽ tham mưu UBND tỉnh giải pháp chỉ đạo, phân cấp quản lý và đầu tư. Đối với chợ hạng I do tỉnh quản lý, chợ hạng II và hạng III giao cho huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn quản lý và có trách nhiệm bố trí nguồn vốn để đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới. Nhằm xã hội hóa nguồn lực, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chợ, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần sớm nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp như tăng thời hạn thuê đất, giảm mức thuế sử dụng đất, được vay vốn với lãi suất ưu đãi bảo đảm đồng bộ, thống nhất ở tất cả các địa phương trong cả nước.Ông Phạm Ngọc Bích, Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tiền Hải Cùng với cơ chế tạo nguồn thu ngân sách cho các xã, thị trấn, mỗi địa phương cần phải thực hiện tốt công tác tiết kiệm ngân sách để có nguồn đầu tư, đồng thời phải xây dựng lộ trình cụ thể để huy động nguồn lực phục vụ xây dựng, cải tạo, nâng cấp hạ tầng chợ dân sinh. Đối với những chợ có tiềm năng xã hội hóa nguồn lực đầu tư, chính quyền địa phương cũng phải tích cực vận động, thu hút doanh nghiệp đầu tư. Thời gian tới, Phòng Kinh tế - Hạ tầng sẽ phối hợp với các phòng, ban, ngành chức năng của huyện và chính quyền các xã, thị trấn kiên quyết dẹp bỏ chợ tạm, chợ cóc, góp phần duy trì ổn định hoạt động của các chợ dân sinh và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.Ông Phạm Hồng Ánh, Chủ tịch UBND xã Hòa Bình (Vũ Thư) Theo dự toán sơ bộ, để nâng cấp chợ địa phương phải đầu tư khoảng 20 tỷ đồng, trong khi đó ngân sách xã rất khó khăn. Thực tế, chính quyền, người dân, các tiểu thương đều đồng thuận, mong muốn có doanh nghiệp vào đầu tư nâng cấp chợ bảo đảm khang trang, sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu kinh doanh và mua sắm ngày càng cao của người dân. Tuy nhiên, một số quy định mới về quản lý đất đai, thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý chợ chậm được hướng dẫn gây khó khăn việc xã hội hóa, thu hút nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp. Chúng tôi mong các cơ quan chức năng sớm có chỉ đạo, hướng dẫn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng hành lang pháp lý để địa phương sớm triển khai nâng cấp chợ, đáp ứng mong mỏi của người dân. |
Khắc Duẩn
Tin cùng chuyên mục
- Chợ dân sinh - sinh kế của người dânKỳ 1: Chợ - không chỉ là nơi buôn bán 25.11.2024 | 09:39 AM
- Phân loại rác thải tại nguồn: Khó trước mắt - lợi lâu dàiKỳ II: Còn nhiều lúng túng, bất cập 22.11.2024 | 08:43 AM
- Không cho đất nghỉ 07.11.2024 | 09:00 AM
- Xã Vũ Vân khẩn trương ứng phó với lũ dâng gây ngập lụt 11.09.2024 | 19:36 PM
- Tăng cường tuần tra, canh gác bảo vệ đê 08.08.2024 | 21:03 PM
- Nhân dân Thái Bình tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 25.07.2024 | 15:11 PM
- Chạy đua cùng thời vụ 10.07.2024 | 08:47 AM
- Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thôngKỳ 1: Một bộ phận người dân lơ là đội mũ bảo hiểm 27.05.2024 | 10:34 AM
- Limousine X.E Việt Nam Thái Bình vẫn ngang nhiên hoạt động tại Vincom Shophouse 08.05.2024 | 15:26 PM
- Nhân dân đồng thuận với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 24.03.2024 | 21:56 PM
Xem tin theo ngày
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội: Tiếp xúc cử tri tại huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Cử tri quan tâm đến việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực phát triển
- Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự hội nghị triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- Bế mạc kỳ họp thứ tám Quốc hội khoá XV
- Trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 cho 36 thanh niên xuất sắc tiêu biểu
- Thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW