Rươi và những điều nên biết
Nói về con rươi
* Rươi là gì?
Rươi là một loại nhuyễn thể, thuộc bộ giun đốt, trên mình có nhiều lông tơ, sống tiếp giáp giữa vùng nước ngọt và nước lợ, mỗi năm chỉ xuất hiện ngắn ngủi có vài ngày, thời gian được dân gian đúc kết cho tới tận ngày nay vẫn còn chính xác là “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm”. Có nghĩa là rươi chỉ nổi nhiều và thực hiện chức năng sinh sản tập trung nhất vào ngày 20 tháng chín và mùng 5 tháng mười âm lịch mỗi năm. Bên cạnh đó, có công trình nghiên cứu cho rằng rươi còn xuất hiện vào tháng 4, 5, 11, 12 nhưng rất hiếm.
* Rươi sinh sản thế nào?
- Theo Tiến sĩ Lê Hùng Anh (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật), để tạo ra đàn rươi nổi lên bề mặt vào mùa sinh sản, rươi mẹ tự cắt cơ thể thành các cá thể hữu tính. Các cá thể này nhanh chóng tái sinh đầu, đuôi và chứa đầy các sản phẩm sinh dục, trong đó con cái chứa trứng, con đực chứa tinh trùng.
- Trong khi rươi mẹ tái sinh đuôi và ở lại nền đáy thì các cá thể hữu tính với thân hình mập mạp chứa đầy sản phẩm sinh dục sẽ từ dưới đáy sông, đồng lúa, đầm cói chui ra và nổi lên thành đàn. Chúng vừa bơi vừa vặn mình để phóng thích trứng và tinh trùng vào môi trường nước. Sau khi phóng thích hết sản phẩm sinh dục thì cá thể hữu tính sẽ chết.
- Tuy nhiên, khi chúng vừa nổi lên mặt nước đã bị con người thu vớt làm thực phẩm hoặc bị các loài tôm, cua, cá và chim nước chờ đón săn bắt.
- Dù vậy khi một cá thể sinh sản bị săn bắt, các vết đứt trên thân, trứng hoặc tinh trùng vẫn kịp thoát ra ngoài môi trường nước để sinh sôi nảy nở ra thế hệ tiếp theo.
- Rươi cái có màu vàng nhạt, rươi đực màu xanh.
* Giá trị của rươi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g rươi có 81,9g nước, 12,4g protid, 4,4g lipid, cung cấp cho cơ thể được 92 calo, (trong khi đó 100g thịt bê nạc cung cấp 87 calo).
Ngoài ra, rươi còn chứa nhiều loại muối khoáng quan trọng với sức khỏe như canxi, photpho, sắt, kẽm...
Tại sao ăn rươi hay bị ngộ độc, dị ứng?
- Rươi là loài sống ở đáy nước cùng bùn đất, do đó không tránh khỏi việc chúng bị nhiễm những chất độc từ môi trường mà chúng sinh sống, nhất là ở khu vực nước bị ô nhiễm.
- Nhuyễn thể rươi cũng là vật trung gian truyền nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E.coli, nếu chế biến không cẩn thận dễ gây tiêu chảy.
- Những con rươi đã chết ươn dễ sinh ra độc tố, gây tiêu chảy cấp, nôn, đau đầu, choáng váng.
- Chất đạm trong rươi là một chất đạm khác lạ, khi ăn vào, nó có vai trò như một dị nguyên, gây ra phản ứng dị ứng cơ thể.
Ai phải cảnh giác với món rươi?
- Những người có cơ địa dị ứng hoặc đã từng dị ứng khi ăn hải sản, nhộng tằm hoặc ong... thì không nên ăn rươi.
- Nếu đã bị dị ứng rươi một lần thì đừng bao giờ ăn lại.
- Người bị bệnh gút, bệnh hen suyễn, ngứa chàm thì không nên ăn rươi.
- Trẻ em và phụ nữ mang thai không ăn rươi, vì gây khó tiêu, sình bụng, không có lợi cho tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt đến em bé.
Tại sao nấu rươi lại tra vỏ quýt
- Theo đông y, vỏ quýt (là một vị thuốc có tên gọi trần bì) vị cay đắng, tính ôn ấm, đi vào các kinh: tỳ, vị, phế, đại tràng. Chủ trị các bệnh về tiêu hóa, tác dụng khử độc, chữa các chứng đau bụng, đầy trướng, khó tiêu, ỉa chảy...
- Mùi thơm tính ấm của vỏ quýt sẽ khử mùi tanh và tính lạnh của rươi, tạo mùi vị đặc trưng thơm ngon, an toàn.
Bảo quản và chế biến rươi
- Việc cấp đông rươi để vận chuyển đi nhiều nơi cũng cần phải bảo đảm vệ sinh. Rươi được cấp đông phải là rươi còn sống.
- Trước khi chế biến, cần chuyển từ ngăn đá xuống ngăn mát để rã đông dần, không dùng lò vi sóng hay nước lạnh hoặc nhiệt độ ngoài trời để rã đông rươi.
- Vớt rươi đã rã đông ra để ráo nước, chuẩn bị “làm lông” để khi ăn không bị ngứa rát cổ. Dùng nước nóng chừng 40 độ C, thả rươi vào, dùng đũa khuấy nhẹ. Khi thấy rêu lẫn bùn đất, cùng phần chân và lông rươi rụng ra, nổi vẩn lên thì gạn bỏ hết nước bẩn đi, chỉ lấy phần thân rươi sạch, đem chế biến cùng với gia vị.
- Kinh nghiệm cổ xưa để lại là: tất cả các món chế biến từ rươi đều phải đun lâu nhỏ lửa, om kỹ thì mới thơm ngon và an toàn.
Xử lý ngộ độc và dị ứng rươi
Nếu sau ăn rươi mà có hiện tượng đau bụng, nôn, ỉa chảy hoặc tê lưỡi, choáng váng, khó thở, nổi mẩn ngứa, sưng húp thì phải đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu.
Bác sĩ Bùi vũ khúc
Tin cùng chuyên mục
- Sau khi lũ rút, làm gì để bảo vệ sức khoẻ? 12.09.2024 | 19:46 PM
- Vị thuốc quý từ cây hà thủ ô 14.06.2024 | 10:17 AM
- Vị thuốc quý từ cây hà thu ô 10.06.2024 | 08:25 AM
- “Thuốc” gì chữa bệnh tham - sân - si? (Kỳ 1) 12.01.2024 | 16:38 PM
- Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học tỉnh năm 2023 12.11.2023 | 21:13 PM
- Câu chuyện về “kẻ cắp” ánh sáng thầm lặng 18.03.2023 | 10:53 AM
- Dược phẩm Tâm Bình gặp mặt, tri ân nhà thuốc tỉnh Thái Bình 15.11.2022 | 20:11 PM
- Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sư 18.04.2022 | 09:00 AM
- Hậu Covid-19 có gây vô sinh? Di chứng hậu Covid-19 hay gặp và cách khắc phục 04.04.2022 | 08:09 AM
- “Nam dược trị Nam nhân” - quan điểm lớn của đại danh y Tuệ Tĩnh có giá trị thiết thực cho sức khỏe dân Việt 19.03.2022 | 21:12 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy dự lễ khánh thành nhà cho hộ nghèo
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc tết các văn nghệ sĩ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm, chúc tết văn nghệ sĩ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự lễ khánh thành nhà ở cho hộ nghèo huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Trao quà tết cho đoàn viên, người lao động
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ khánh thành nhà cho hộ cận nghèo tại huyện Tiền Hải
- Trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ IX - năm 2024
- Gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Trao quà tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn của xã Hồng Minh
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh