Câu chuyện về “kẻ cắp” ánh sáng thầm lặng
Khi biết bệnh thì đã muộn
Ở cái tuổi 88, không bệnh trọng, vài ba ngày vẫn túc tắc đi thăm bạn già, hàng ngày vẫn cùng bà ra vườn tưới cây – đó là niềm hạnh phúc của ông Vũ Ngọc và niềm vui của đại gia đình. Ông Ngọc có thú vui xem hát chèo, vì tuổi cao nên thi thoảng mới đọc báo. Hôm rồi, con cháu về ông bảo: Mắt có vẻ kém, đọc báo thấy mờ chắc tăng phẩy, cho bố đi đo lại kính. Anh con trai đưa bố từ Quỳnh Phụ lên thành phố Thái Bình đo mắt để đặt kính (tiện đưa ông lên chơi với con cháu bởi tuổi cao cứ nói đi xa là ngại). Chuyện tưởng đơn giản, ai ngờ sau khi khám bác sĩ kết luận mắt trái của ông đã hỏng hẳn. Cả ông Ngọc và con trai đều bàng hoàng nghĩ có sai xót gì chăng ? Nhưng được bác sĩ phân tích cặn kẽ nguyên nhân là do bệnh glôcôm. Bệnh của ông Ngọc thuộc bệnh glôcôm góc mở. Nghĩa là áp lực trong mắt của bệnh glôcôm góc mở tăng lên từ từ; cho nên ông Ngọc không bị đau đớn và không có triệu chứng. Điều đáng ngại đó là mắt còn lại của ông Ngọc đã bị đục thủy tinh thể. Vậy là không phải chỉ đi đo kính tăng phẩy mà bài toán để ông Ngọc duy trì được mắt còn lại là câu chuyện bàn đi tính lại đau đầu của ông bà Ngọc và các con cháu.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Bệnh viện Mắt Thái Bình đã phẫu thuật 56 ca bệnh glôcôm, đa số bệnh nhân đến viện đều trong tình trạng muộn. Đây đều là những bệnh nhân với triệu chứng của glôcômthể mãn tính (thể không điển hình): Bệnh thể hiện thầm lặng, bệnh nhân không có đau nhức mắt, áp lực trong mắt của bệnh nhân tăng lên từ từ, dấu hiệu nhìn mờ dần. Khi đau nhức thì mắt đã lòa. |
Đa số bệnh nhân bị glôcôm đều đến viện trong tình trạng quá muộn.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Minh Phương, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Thái Bình cho biết phần đông các bệnh nhân bị glôcôm không có triệu chứng nào báo động. Như hiện nay, 3 bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt Thái Bình thì cả 3 đều vào viện trong tình trạng quá muộn. Trong đó, ông Đỗ Văn Ba (74 tuổi) ở xã Tân Hòa, huyện Hưng Hà và ông Phạm Văn Phinh (59 tuổi) ở xã Quỳnh Hải huyện Quỳnh Phụ đều phát hiện lõm gai hoàn toàn (hỏng hẳn một mắt) do bị bệnh glôcôm, phải chỉ định mổ để giải quyết vấn đề đau nhức và thẩm mỹ. May mắn hơn chút đó là bệnh nhân Nguyễn Văn Cổn (58 tuổi) ở xã Hiệp Hòa huyện Vũ Thư nhập viện được 1 tuần. Ông Cổn chia sẻ: trước đây 6 tháng đang xem tivi nhìn chợt thấy màn hình đen, sau vài giây thì trở lại bình thường nên nghĩ là chóng mặt. Tuy nhiên thời gian gần đây thấy có hiện tượng nhức mắt mới đi khám, bác sĩ xác định tỷ lệ lõm trên đĩa còn 9/10, chỉ định mổ để cứu vãn 1 phần còn lại. Sau mổ 3 ngày, sức khỏe ông đã cơ bản ổn định, mắt không còn đau nhức, tỷ lệ tế bào thần kinh chết của mắt hỏng không thể hồi phục, chỉ bảo tồn được phần thị lực 1/10 hiện có.
Ông Nguyễn Văn Cổn ở xã Hiệp Hòa (Vũ Thư) sau khi mổ mắt bị glôcôm chỉ bảo tồn được 1/10 thị lực hiện có.
Điều trị và theo dõi glôcôm là việc suốt đời của người bệnh
“Bệnh glôcôm chỉ ổn định chứ không khỏi hẳn, cũng vì thể điều trị và theo dõi glôcôm là việc suốt đời của người bệnh” - Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Minh Phương, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Thái Bình khẳng định. Do vậy, khi mắc glôcôm người bệnh nhất thiết phải đi khám định kỳ, bác sĩ nhãn khoa sẽ theo dõi thường xuyên theo một quy trình chặt chẽ nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tổn hại về thực thể và chức năng thị giác, phòng tránh mù lòa. Bệnh glôcôm là mối đe dọa thị lực của bệnh nhân bởi bệnh diễn tiến rất nhanh, không có khả năng phục hồi thị lực đã mất. Vì vậy, việc tầm soát phát hiện sớm, điều trị và thăm khám để làm chậm tiến triển bệnh là rất quan trọng.
Tuần lễ Bệnh glôcôm thế giới năm 2023 diễn ra từ ngày 12 đến 18/3 với chủ đề “Thế giới tươi sáng, hãy cứu lấy thị giác của bạn”. Ngành y tế khuyến cáo người dân cần kiểm tra mắt định kỳ để được phát hiện sớm và cứu lấy thị giác của mình. Cụ thể: Từ 2-4 năm/lần với người dưới 40 tuổi; từ 2-3 năm/lần với người từ 40-60 tuổi; từ 1-2 năm/lần với người sau 60 tuổi.
Thái An
Tin cùng chuyên mục
- Sau khi lũ rút, làm gì để bảo vệ sức khoẻ? 12.09.2024 | 19:46 PM
- Vị thuốc quý từ cây hà thủ ô 14.06.2024 | 10:17 AM
- Vị thuốc quý từ cây hà thu ô 10.06.2024 | 08:25 AM
- “Thuốc” gì chữa bệnh tham - sân - si? (Kỳ 1) 12.01.2024 | 16:38 PM
- Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học tỉnh năm 2023 12.11.2023 | 21:13 PM
- Rươi và những điều nên biết 29.11.2022 | 14:29 PM
- Dược phẩm Tâm Bình gặp mặt, tri ân nhà thuốc tỉnh Thái Bình 15.11.2022 | 20:11 PM
- Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sư 18.04.2022 | 09:00 AM
- Hậu Covid-19 có gây vô sinh? Di chứng hậu Covid-19 hay gặp và cách khắc phục 04.04.2022 | 08:09 AM
- “Nam dược trị Nam nhân” - quan điểm lớn của đại danh y Tuệ Tĩnh có giá trị thiết thực cho sức khỏe dân Việt 19.03.2022 | 21:12 PM
Xem tin theo ngày
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam