Làng gốm Thanh Hà
Hội An, thị xã nhỏ bé trầm mặc nằm bên bờ sông Hoài, nơi du khách tìm đến bằng tâm hồn hoài cổ bên những góc phố tường rêu, những mái ngói nâu đã bạc màu thời gian và còn nữa vẻ đẹp của những làng nghề hàng trăm năm tuổi như gốm Thanh Hà.
Với nét văn hóa độc đáo, những con người cần cù hiếu khách. Dường như trên từng con đường, từng góc phố của xứ Quảng
Nếu phương Bắc tự hào có gốm Phù Lãng, Bát Tràng thì làng gốm Thanh Hà chính là niềm kiêu hãnh của người dân xứ Quảng. Làng nghề có hơn 500 tuổi này nằm ven con sông Thu Bồn hiền hòa, thuộc địa bàn xã Cẩm Hà, cách khu đô thị cổ Hội An khoảng 1 km. Ngược về lịch sử, vào đầu thế kỷ XVI, cư dân vùng Thanh Hóa theo chân Chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp đã chọn vùng đất Thanh Hà ngày nay – nơi có nhiều đất sét để định cư, sinh sống bằng nghề gốm. Trong hai thế kỷ XVII và XVIII, các sản phẩm gốm của làng Thanh Hà đã tạo được uy tín trên thị trường lúc bấy giờ và trở thành một trong những mặt hàng chủ yếu cung cấp cho các thương gia khắp nơi đến giao thương tại phố cảng Hội An. Đặc biệt, Thanh Hà chính là nơi sản xuất và cung cấp gạch, ngói lợp cho các ngôi nhà cổ ở Hội An – nơi được Unesco công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Đến thăm làng, ngoài việc thỏa sức lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm, du khách còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Qua bàn tay của những người thợ lành nghề, có kỹ thuật cao, những viên đất sét vô hồn bỗng chốc hóa thân thành những tác phẩm tuyệt vời. Quy trình làm gốm của Thanh Hà rất khắc khe. Ban đầu, đất sét phải loại bỏ tạp chất rất kỹ rồi được nhồi cho thật đều, thật mịn. Tiếp theo, đất sét được đưa lên bàn xoay để tạo dáng sản phẩm gọi là “chuốt” gốm. Đây là khâu khó nhất của quy trình làm gốm và chỉ có người thợ có từ 4 đến 5 năm nghề mới có khả năng đảm nhiệm. Sau khi hoàn thiện các khâu chỉnh sửa sản phẩm, các tác phẩm sẽ được phơi khô rồi đưa vào lò nung. Nếu tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn đưa ra, sản phẩm khi ra lò sẽ có màu đặc trưng của gốm Thanh Hà: màu gạch đỏ.
Các sản phẩm chủ yếu của làng là đồ dùng hằng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống... với nhiều kiểu dáng đa dạng và phong phú về màu sắc. Đặc biệt, để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, làng cũng đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm lưu niệm bằng gốm rất đẹp mắt như mặt nạ gốm, phù điêu, gạt tàn, tò he...
Cho đến nay, Thanh Hà vẫn tuân thủ các quy trình sản xuất gốm truyền thống. Chính điều đó đã tạo ra một nét đặc biệt trong các sản phẩm của làng. Trong xu thế hội nhập, các sản phẩm được làm ra từ tình yêu quê hương đất mẹ, từ bàn tay tài hoa của người thợ thủ công đã có mặt khắp nơi, góp phần phát triển kinh tế địa phương và quảng bá hình ảnh du lịch Hội An nói riêng và văn hóa xứ Quảng Nam nói chung.
Theo langnghe.org.vn
Tin cùng chuyên mục
- Những cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nướcNghệ nhân Trần Văn Sen – Anh hùng lao động tuổi 70 17.08.2010 | 08:29 AM
- Làng mộc Kim Bồng 23.10.2012 | 15:09 PM
- Nghề dệt chiếu hoa Khmer Cà Hom-Bến Bạ 25.12.2012 | 10:34 AM
- Làng làm tò he duy nhất Việt Nam 17.08.2010 | 09:21 AM
- Làng chiếu Bàn Thạch 05.11.2012 | 15:47 PM
- Gỏi tôm chua cay 26.03.2012 | 08:34 AM
- Làng tranh tre hun khói Xuân Lai – Bắc Ninh 17.11.2012 | 12:11 PM
- Độc đáo phiên chợ chiếu đêm ở kênh Ngã Bảy 19.11.2012 | 08:29 AM
- Xuân Phương “đỏ lửa” làng rèn 07.11.2012 | 07:35 AM
- Làng trầm mỹ nghệ Trung Phước 08.11.2012 | 08:48 AM
Xem tin theo ngày
- Ngành tổ chức xây dựng Đảng tiếp tục tham mưu thực hiện quyết liệt việc tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị
- Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU và quán triệt, triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác GPMB trên địa bàn tỉnh
- Quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2025
- Phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm và nỗ lực, quyết tâm cao, đạt được kết quả với những giá trị cụ thể và chất lượng, hiệu quả cao nhất
- Kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 thành công tốt đẹp
- Kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII: Thảo luận, chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm
- Thống nhất nội dung thảo luận tổ và phát biểu, chất vấn tại hội trường
- Phiên thảo luận tổ thứ 2, kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân, phát huy dân chủ, trí tuệ phát biểu tại hội trường và thảo luận tại tổ góp phần vào thành công của kỳ họp