Chủ nhật, 30/06/2024, 21:33[GMT+7]

Làng chiếu Bàn Thạch

Thứ 2, 05/11/2012 | 15:47:46
829 lượt xem
Từ thị trấn Nam Phước - huyện Duy Xuyên đi về hướng Đông khoảng 5 km, du khách sẽ bắt gặp những bãi đay xanh tốt nằm dọc hai bờ hữu ngạn con sông Thu Bồn. Đây là nguồn nguyên liệu chính của làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch.

Thôn Đông Bình giống như một ốc đảo, được bao bọc bởi bốn bề là nước của những con sông lớn như sông Thu Bồn, Trường Giang, Ly Ly. Chính vì thế dây đay, cói ở đây rất dễ trồng. Thôn Đông Bình được xem là cái nôi của nghề chiếu cói Bàn Thạch vốn nổi tiếng xưa nay. Làng có 355 hộ dân thì cỡ khoảng 300 hộ làm chiếu, vì nghề này cần ít vốn, có thể làm vào những lúc rảnh rỗi. Muốn làm ra những chiếc chiếu thì phải phân công lao động rõ ràng. Đàn ông thì lo việc chặt đay, lác, phơi phóng và tước sợi để làm nguyên liệu. Phụ nữ lo việc nhộm màu, dệt chiếu. Sản phẩm làm ra có thể bỏ cho các đầu mối quen, hoặc mang đi bán quanh cho các vùng lân cận. Trung bình mỗi chiếc chiếu dệt khoảng 3 giờ là xong và  mỗi người có thể dệt 2-3 chiếc/ngày. Nghề này thì được làm theo kiểu cha truyền con nối, truyền từ đời này sang đời khác. Chiếu được lấy từ dây cói trồng ở Hố Đình- Duy Vinh, dây cói thu hoạch vào hai mùa là tháng 4 và tháng 8 trong năm. Cói được mua về phơi qua 2 nắng, nhộm các màu khác nhau, sau đó đem đi phơi khô và công đoạn cuối cùng là mần chiếu.

 

Từ thị trấn Nam Phước đi về hướng Đông khoảng 5km, du khách sẽ bắt gặp những bãi đay, cói xanh tốt nằm dọc hai bên bờ hữu ngạn con sông Thu Bồn. Đây là nguồn nguyện liệu chính của làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch. Sợi đay đơn sơ những qua bàn tay khéo léo, tài hoa của những người phụ nữ Bàn Thạch đã trở thành những chiếc chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu trổ, chiếu bông, chiếu nổi…rực rỡ, mịn màng và bền chắc.

 

Chiếu hoa ở Bàn Thạch thực sự là một “bức tranh hài hoà về màu sắc” của những “hoạ sĩ nông dân”. Để hình ảnh, màu sắc sảo và khó phai, phải mất khá nhiều công đoạn. Trước tiên là chọn sợi lác về nhộm phẩm với đủ loại xanh, đỏ, tím, vàng…Để nhộm màu chính xác khó phai thì phải nấu phẩm lên, nhúng từng chùm nhỏ vào, tùy theo độ đậm nhạt mà có thể nhúng 2-3 lần trở lên. Lác nhộm phẩm xong phải phơi cho đủ nắng, không quá gắt vì dễ giòn gãy, cũng không qua dịu vì dễ ẩm mốc. Lác dùng để dệt phải ửng màu xanh, dệt xong đem phơi sẽ cho ra màu trắng sáng. Sợi lác còn dai không chắp nối thì sẽ cho ra một chiếc chiếu mịn màng. Loại cây để làm khổ và dệt chiếu thường là cây cau già vì có độ bền, nhẹ và thẳng. Để dệt một chiếc chiếu thường cần có hai người: một người giữ khổ và một người cầm thoi. Tùy theo hình dáng hoa văn mà người dệt sẽ điều khiển mặt cửi chạm nổi âm dương, mắc cửi đơn hay kép cho phù hợp. Bàn tay phải khéo léo điều khiển sợi đay lúc nâng lên, lúc chìm xuống, cải ba, cải hai… để cho ra các hình hoa văn thật ăn khớp nhau.

 

Du khách được tận mắt xem người dân ở đây làm chiếu, hoặc cũng có thể tham gia làm chiếu, được quay phim, được chụp ảnh.

Theo langngheviet.net

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày