Chủ nhật, 04/08/2024, 19:25[GMT+7]

10 năm gieo hạt để có những mùa vàng

Thứ 2, 04/10/2010 | 10:18:43
1,571 lượt xem
Bên cạnh các nghề truyền thống, rất nhiều ngành nghề mới được tiếp thu, trong đó một số nghề đang phát triển ổn định, tiêu biểu là các nghề: Sản xuất hàng mã, đan làn xuất khẩu, may gia công, thêu áo kimônô, sản xuất khung xe đạp...

Nghề chạm bạc ở xã Lê Lợi(Kiến Xương). Ảnh: Thành Tâm

Năm nay là tròn 10 năm tỉnh Thái Bình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01 về phát triển nghề và làng nghề. Nghị quyết ra đời đã đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân nên nhận được sự quan tâm đặc biệt của cấp uỷ, chính quyền các cấp và nhanh chóng đi vào cuộc sống, lan toả đến tận các xóm, thôn.

 

Minh chứng rõ nét nhất chính là sự hình thành và phát triển của hơn 200 làng nghề ở hầu khắp các xã, thị trấn. Các làng nghề hiện có đang đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển KT- XH của tỉnh, thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Thái Bình.

 

Mặc dù là tỉnh nông nghiệp nhưng từ lâu Thái Bình đã có nhiều làng nghề rất nổi tiếng, một số nghề phát triển khá sôi động và được cả nước biết đến như: Dệt Thái Phương (Hưng Hà), thêu Minh Lãng (Vũ Thư), chiếu cói Tân Lễ (Hưng Hà), chạm bạc Đồng Xâm (Kiến Xương), đũi Nam Cao (Kiến Xương)...

 

Tuy nhiên trước đây đa số các nghề đều không được nhân rộng, nhiều người dân vẫn coi nghề thủ công là nghề phụ, chủ yếu làm tranh thủ lúc nông nhàn, sản phẩm làm ra phần lớn phục vụ tiêu dùng tại chỗ, hầu hết các khâu trong quy trình sản xuất đều được làm thủ công... Chỉ từ năm 2000 trở lại đây, đặc biệt là sau khi Tỉnh uỷ Thái Bình có Nghị quyết số 01 thì nghề và làng nghề mới thực sự được coi trọng và có bước phát triển mang tính đột phá.

 

Ngay khi nghị quyết ra đời, các huyện, thành phố và các xã, thị trấn đều coi phát triển nghề và làng nghề là một trong 5 trọng tâm nhằm tạo bước đột phá về tăng trưởng, đồng thời đây còn được xem là giải pháp quan trọng góp phần xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, nhất là lao động ở khu vực nông thôn.

 

Không chỉ thống nhất cao về chủ trương, nhận thức, chính quyền các cấp còn xây dựng chương trình hành động, cụ thể hoá các mục tiêu, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; trong đó chú trọng phát triển nghề và làng nghề theo hai hướng là khôi phục mở rộng nghề truyền thống và tiếp thu ngành nghề mới đưa vào sản xuất.

 

Để biến các mục tiêu của nghị quyết thành hiện thực, tỉnh, huyện và các xã đã ban hành nhiều cơ chế nhằm khuyến khích nghề và làng nghề phát triển như: Quy hoạch điểm công nghiệp, có cơ chế cho thuê, đấu giá, thầu khoán đất tạo mặt bằng để xây dựng mở rộng nhà xưởng sản xuất; đa dạng hoá các kênh tín dụng để chủ hộ tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi; tổ chức các lớp đào tạo nghề cho người lao động; hỗ trợ chuyển giao KH- KT, từng bước hiện đại hoá quy trình sản xuất; tăng cường đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ở khu vực làng nghề, nhất là các công trình về điện, đường giao thông, nước sạch, thông tin liên lạc phục vụ sản xuất; thành lập quỹ khuyến công, hàng năm hỗ trợ hàng tỷ đồng cho các cá nhân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận công nghệ mới, đào tạo lao động, tìm kiếm thị trường; tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích trong việc phát triển nghề và làng nghề...

 

Nhờ có sự đồng bộ về công tác chỉ đạo, điều hành kết hợp với các cơ chế, chính sách đúng đắn đã tạo động lực mạnh mẽ cho nghề và làng nghề phát triển toàn diện, mang tính nhảy vọt. Từ chỗ còn nhiều xã “trắng nghề”, chỉ sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 01, tất cả xã, thị trấn trong toàn tỉnh đều đã có nghề. Đến năm 2010, số làng nghề đã tăng hơn gấp đôi so với thời điểm năm 2001, từ 94 làng nghề lên 219 làng nghề.

 

Trong số 286 xã, thị trấn thì có tới 147 xã, thị trấn có làng nghề đủ tiêu chuẩn được UBND tỉnh cấp bằng công nhận. Nhiều làng nghề truyền thống không chỉ bó hẹp ở từng thôn, xã như trước đây mà lan rộng ra hàng chục xã, thu hút hàng ngàn lao động tham gia, điển hình như các nghề: Đan mây tre (44 làng nghề), thêu (25 làng nghề), dệt chiếu cói (44 làng nghề), chế biến LT- TP (17 làng nghề)... Bên cạnh các nghề truyền thống, rất nhiều ngành nghề mới được tiếp thu, trong đó một số nghề đang phát triển ổn định, tiêu biểu là các nghề: Sản xuất hàng mã, đan làn xuất khẩu, may gia công, thêu áo kimônô, sản xuất khung xe đạp...

 

Nhiều nghề trước đây chủ yếu làm thủ công thì nay hầu hết các công đoạn đều đã được cơ giới hoá như: Chế biến gỗ, làm bún bánh, cơ khí. Sản phẩm từ nghề và làng nghề không chỉ phục vụ tiêu dùng trong tỉnh mà còn có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố lớn trong cả nước và một phần xuất khẩu, nhất là các mặt hàng mây tre đan, dệt may, thêu, chiếu cói, chạm bạc... góp phần nâng cao giá trị hàng hoá xuất khẩu của tỉnh từ 47 triệu USD năm 2001 lên xấp xỉ 100 triệu USD vào năm 2005 và đến năm 2009 đạt gần 300 triệu USD. Đáng mừng hơn là cùng với sự phát triển của làng nghề thì số lượng các doanh nghiệp trong làng nghề cũng được hình thành ngày càng nhiều hơn.

 

Đây chính là nhân tố quan trọng giúp làng nghề phát triển bền vững bởi các doanh nghiệp vừa là đầu mối cung cấp nguyên liệu, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo lao động lại vừa là đầu mối nhận bao tiêu sản phẩm đầu ra chủ yếu cho khu vực làng nghề. Tính đến hết năm 2009, toàn tỉnh hiện có 168 doanh nghiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề.

 

Điển hình là làng nghề xã Thái Phương- Hưng Hà có tới 23 doanh nghiệp; làng thêu Minh Lãng- Vũ Thư và làng nghề đũi Nam Cao- Kiến Xương cũng có tới 16 doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nhưng cũng có một số doanh nghiệp có quy mô tương đối khá, giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động, ví như DN mây tre đan xuất khẩu Thanh Bình (Thái Xuyên- Thái Thuỵ), DN Tây An và Phương Anh (Tây An- Tiền Hải), Công ty dệt Toàn Thắng và Thành Công (Thái Phương- Hưng Hà), Công ty Hà Phương (An Vinh- Quỳnh Phụ)…

 

Đặc biệt sự phát triển của nghề và làng nghề còn góp phần làm tăng giá trị sản xuất chung cho ngành công nghiệp của tỉnh và tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn. Nếu như năm 2001, giá trị sản xuất từ nghề và làng nghề toàn tỉnh mới đạt 970 tỷ đồng thì nay đã tăng lên tới gần 3.000 tỷ đồng; giá trị sản xuất khu vực nghề và làng nghề năm 2009 chiếm 32% tổng giá trị sản xuất CN- TTCN toàn tỉnh. Ngoài ra, các làng nghề còn góp phần tạo việc làm cho khoảng 150.000 lao động, tăng gấp đôi so với thời điểm năm 2000.

 

Nước sạch, thông tin liên lạc phục vụ sản xuất; thành lập quỹ khuyến công, hàng năm hỗ trợ hàng tỷ đồng cho các cá nhân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận công nghệ mới, đào tạo lao động, tìm kiếm thị trường; tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích trong việc phát triển nghề và làng nghề...

 

Nhờ có sự đồng bộ về công tác chỉ đạo, điều hành kết hợp với các cơ chế, chính sách đúng đắn đã tạo động lực mạnh mẽ cho nghề và làng nghề phát triển toàn diện, mang tính nhảy vọt. Từ chỗ còn nhiều xã “trắng nghề”, chỉ sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 01, tất cả xã, thị trấn trong toàn tỉnh đều đã có nghề. Đến năm 2010, số làng nghề đã tăng hơn gấp đôi so với thời điểm năm 2001, từ 94 làng nghề lên 219 làng nghề.

 

Trong số 286 xã, thị trấn thì có tới 147 xã, thị trấn có làng nghề đủ tiêu chuẩn được UBND tỉnh cấp bằng công nhận. Nhiều làng nghề truyền thống không chỉ bó hẹp ở từng thôn, xã như trước đây mà lan rộng ra hàng chục xã, thu hút hàng ngàn lao động tham gia, điển hình như các nghề: Đan mây tre (44 làng nghề), thêu (25 làng nghề), dệt chiếu cói (44 làng nghề), chế biến LT- TP (17 làng nghề)...

 

Bên cạnh các nghề truyền thống, rất nhiều ngành nghề mới được tiếp thu, trong đó một số nghề đang phát triển ổn định, tiêu biểu là các nghề: Sản xuất hàng mã, đan làn xuất khẩu, may gia công, thêu áo kimônô, sản xuất khung xe đạp... Nhiều nghề trước đây chủ yếu làm thủ công thì nay hầu hết các công đoạn đều đã được cơ giới hoá như: Chế biến gỗ, làm bún bánh, cơ khí. Sản phẩm từ nghề và làng nghề không chỉ phục vụ tiêu dùng trong tỉnh mà còn có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố lớn trong cả nước và một phần xuất khẩu, nhất là các mặt hàng mây tre đan, dệt may, thêu, chiếu cói, chạm bạc... góp phần nâng cao giá trị hàng hoá xuất khẩu của tỉnh từ 47 triệu USD năm 2001 lên xấp xỉ 100 triệu USD vào năm 2005 và đến năm 2009 đạt gần 300 triệu USD.

 

Đáng mừng hơn là cùng với sự phát triển của làng nghề thì số lượng các doanh nghiệp trong làng nghề cũng được hình thành ngày càng nhiều hơn. Đây chính là nhân tố quan trọng giúp làng nghề phát triển bền vững bởi các doanh nghiệp vừa là đầu mối cung cấp nguyên liệu, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo lao động lại vừa là đầu mối nhận bao tiêu sản phẩm đầu ra chủ yếu cho khu vực làng nghề.

 

Tính đến hết năm 2009, toàn tỉnh hiện có 168 doanh nghiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề. Điển hình là làng nghề xã Thái Phương- Hưng Hà có tới 23 doanh nghiệp; làng thêu Minh Lãng- Vũ Thư và làng nghề đũi Nam Cao- Kiến Xương cũng có tới 16 doanh nghiệp.

 

Đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nhưng cũng có một số doanh nghiệp có quy mô tương đối khá, giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động, ví như DN mây tre đan xuất khẩu Thanh Bình (Thái Xuyên- Thái Thuỵ), DN Tây An và Phương Anh (Tây An- Tiền Hải), Công ty dệt Toàn Thắng và Thành Công (Thái Phương- Hưng Hà), Công ty Hà Phương (An Vinh- Quỳnh Phụ)…

 

Đặc biệt sự phát triển của nghề và làng nghề còn góp phần làm tăng giá trị sản xuất chung cho ngành công nghiệp của tỉnh và tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn. Nếu như năm 2001, giá trị sản xuất từ nghề và làng nghề toàn tỉnh mới đạt 970 tỷ đồng thì nay đã tăng lên tới gần 3.000 tỷ đồng; giá trị sản xuất khu vực nghề và làng nghề năm 2009 chiếm 32% tổng giá trị sản xuất CN- TTCN toàn tỉnh. Ngoài ra, các làng nghề còn góp phần tạo việc làm cho khoảng 150.000 lao động, tăng gấp đôi so với thời điểm năm 2000.

Nam Cường

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày