Chuyện người cao tuổi thời kinh tế thị trường: Mừng và lo
Ảnh mang tính minh họa. Nguồn Internet
Đất nước thời đổi mới, người cao tuổi (NCT) mừng vui khi được chứng kiến con, cháu học hành thành đạt. Kinh tế thị trường tạo ra nhiều công ăn, việc làm, con cháu các cụ người nào việc nấy – nguồn thu nhập từ ngành nghề kinh doanh, dịch vụ nhiều hơn cấy lúa. Nhờ vậy mà cái ăn, cái mặc cũng khấm khá hơn trước.
Nhiều gia đình đã có “nhà cao cửa rộng”, với đầy đủ mọi tiện nghi cho cuộc sống. Đó là niềm vui, niềm phấn khởi tự hào với tất cả mọi người, mọi nhà và toàn xã hội. Nhưng đối với bậc cao niên là người vui mừng nhất. Mừng là thế nhưng lo không phải ít. Con cháu học hành tấn tới, xây dựng tổ ấm gia đình ngoài thành phố, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một vài lần. Nhiều gia đình đông con; con cháu mải làm ăn buôn bán, đi làm xa, đi lao động nước ngoài... cũng không có điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng bố mẹ già. Vì thế, các cụ trở thành “cô đơn”, buồn tẻ.
Nhiều cụ đã tự lý giải được là: Nuôi con, mong cho chúng khôn lớn, trưởng thành. Bây giờ thành đạt, đất nước thời mở cửa, mọi người cùng hối hả làm ăn kinh tế “lập thân, lập nghiệp”. Vì thế NCT thiếu người thường xuyên nuôi dưỡng là điều khó tránh được. Biết vậy, nhưng mỗi khi phải chứng kiến cảnh NCT vì không có người nuôi dưỡng mà phải sống cô đơn, chết không ai biết, thì nỗi lo lại cứ canh cánh bên lòng! Hai cụ Ngái – Thượng cùng ở độ tuổi 80, có 3 người con, 2 trai, 1 gái, học hành đỗ đạt, tất cả đều công tác trên thành phố.
Các con cụ, đầu tư vốn, xây dựng nhà cao cửa rộng, mua sắm đầy đủ mọi tiện nghi cho bố mẹ. Hai cụ tự chăm sóc lần nhau rất hạnh phúc. Rồi một đêm, cụ ông đi tiểu, lâu lâu không thấy vào. Cụ bà dậy, vào nhà vệ sinh ngay liền kề với phòng ngủ thì thấy cụ ông gục ngã, gọi cấp cứu thì đã muộn, cụ ra đi lúc 2 giờ sáng. Cụ Đà ngoài 70, ở nhà một mình, mặc dù cụ rất đông con cháu, nhưng đứa nào cũng bận mải làm ăn, học hành, có khi cả tuần cũng chỉ đến với mẹ, với bà được một vài lần.
Hôm ấy, sau mấy ngày mải gặt lúa xuân, chị Đoài con gái cụ mới cố gắng đảo qua xem mẹ ăn uống thế nào? Vừa bước vào sân đã thấy mùi gì khó ngửi. Cánh cửa khép hờ, chị đẩy cửa bước vào đã thấy cụ nằm khù khoằm trên ghế. Mặt bàn vẫn còn một bát cơm chan tương, hạt cơm mông mốc. Nhiều gia đình gặp phải tình trạng cha mẹ đau lâu, ốm dai, phải thuê người chăm sóc hoặc chia phen nuôi dưỡng. Đây là nỗi lo của toàn xã hội đối với lớp người cao tuổi thời nay. Chỉ có cách xây dựng nhà dưỡng lão tại cơ sở – Tuyển chọn người nuôi dưỡng, thu hút các bậc cao niên tự nguyện xin vào. Con cháu đóng góp, xã hội hỗ trợ nuôi dưỡng NCT.
Ngọc Hồ
(Hồng An – Hưng Hà)
Tin cùng chuyên mục
- Hà NộiBàng hoàng 100 ngôi mộ “mất tích” trong đêm 26.08.2010 | 13:46 PM
- Chuyện Bác Hồ làm báo ở Pari 26.08.2010 | 13:51 PM
- Những linh hồn phiêu dạt Không chỉ là chuyện của hai người lính 09.08.2010 | 15:22 PM
- Bệnh "nhồi kiến thức" 26.08.2010 | 14:49 PM
- Cô gái 20 tuổi ''ngủ'' trong mộ 300 năm 12.08.2010 | 17:06 PM
- Tàu ngầm Kursk - 10 năm với nguyên vẹn nỗi tiếc thương 13.08.2010 | 07:56 AM
- Vedan đồng ý đền bù 100% thiệt hại cho nông dân 2 tỉnh 10.08.2010 | 07:14 AM
- Diêm Điền “ôm” rác 10.08.2010 | 09:20 AM
- Mánh khóe làm tiền của "dân" IT 17.08.2010 | 16:40 PM
- Thái Bình loạn xe buýt 10.08.2010 | 09:30 AM
Xem tin theo ngày
-
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị