Thứ 7, 10/08/2024, 08:16[GMT+7]

RỰC RỠ KIẾN TRÚC CỔ GIỮA MIỀN QUÊ LÚA KỲ II: LÒNG NHÂN, NỀN KIẾN TRÚC

Thứ 2, 13/09/2010 | 21:12:16
7,440 lượt xem
Kiến trúc chùa thông thường theo lối Tam quan tiền Phật hậu Thánh, cổng vào chùa có 3 cửa, ứng với thuyết Tam không của nhà Phật, thường cửa giữa to, hai cửa hai bên nhỏ hơn. Ở tam quan thường có gác treo chuông chùa, khánh, trống. Trong chùa có Tháp, Tháp là một một công trình nghệ thuật quan trọng của chùa.

Cảnh Đền Lưu Xá, xã Canh Tân huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình. Ảnh: Quang Viện

Xã Hiệp Hòa ( Vũ Thư) có ngôi chùa Phúc Minh cũng được sửa chữa vào thời kỳ nhà Lê và được xây dựng thêm 50 gian "trai đường". Chùa có quy mô kiến trúc hoành tráng dãy ngang, dãy dọc là dấu tích của một trong 100 ngôi chùa cổ do Hoàng Thái hậu Ỷ Lan phu nhân cho xây dựng khi bà đang nhiếp chính.

Hoa văn trên gạch xây miếu Hòe thị xã Đồng Tiến huyện Quỳnh Phu tỉnh Thái Bình.

Ảnh: Quang Viện

Trong chùa vẫn còn tấm bia cổ, trên đó khắc ghi những dòng chữ Hán do quyền Đại học sỹ Hàn lâm viện Đỗ Nguyên Chương viết vào năm Đại trị thứ 12 (1369), được dịch là: "Nước Đại Việt, Châu Hoàng, Màn Để có chùa Ông Lâu tên là chùa Phúc Minh. Thời xưa truyền nói do Linh Nhân Thái hậu dựng lên...".

 

Những người tâm đức thời đó còn quyên góp tiền của trùng tu, xây dựng thêm 27 gian tả vu, hữu vu, tiền đường, hậu đường, cầu gỗ, thiết đăng cùng 8 tượng kim cương, 4 tượng Bồ Tát...công việc trùng tu trong vòng hai năm. Bia ký được dựng năm Hoằng Định thứ 19 (1618) ngợi ca: "thật là lâu đài của hôm sớm. Đúng là nơi điện gác của thời nay. Xứng là một chốn danh lam nơi tam bảo...".

Ở đâu, trên đất Thái Bình, du khách cũng có thể gặp những mái đao cong vút.

Ảnh; Quang Viện 

Cùng với chùa, tháp là nơi thờ Phật có tính chất tưởng niệm và là nơi để hài cốt của các nhà sư. Các tầng của tháp tượng trưng cho từng bước tu hành để lên cõi Niết Bàn của Phật tử. Tuy nhiên, điều còn lại trong tâm khảm con người đối với các công trình kiến trúc cổ dân gian không phải ở quy mô lớn hay nhỏ mà lại là tính mỹ thuật kiến trúc và độ bền vững.&Bí quyết làm cho các kiến trúc cổ xưa vừa đẹp lại vừa khỏe, không chỉ là vật liệu gỗ to, gỗ tốt, đá cứng hay gạch già mà chính là sự tính toán xây dựng (theo cách tính dân gian của các nghệ nhân đời xưa) cả về hình học, vật lý, cả về mỹ thuật và cả về kỹ thuật thi công xây dựng. Đó là cái tài về tính lực nén của bộ mái nặng hàng chục tấn và các lực khác tác dụng vào như gió, bão... để rồi phân phối đều cho toàn bộ kiến trúc.  

Từ đó tạo cho kiến trúc một thế cân bằng. Hoa văn trên viên Gạch thời Trần xây Miếu Hòe thị xã Đồng Tiến Ngoài chân móng (nếu là tháp) và các cột (nếu là đình, chùa, đền) các trọng tâm phải chịu lực nhiều hơn, các bộ phận khác phải chịu một lực nhất định, tương xứng với chức năng của nó. Các xà ngang, dọc giằng lấy nhau hút lực đưa về ngọn cột, để cột chịu lực là chính. Với lối thiết kế và thi công không cần bản thiết kế của những nghệ nhân tài ba thời ấy, vào năm 1623, hai vị quan trong triều là Nguyễn Văn Lâm và Nguyễn Gia Khánh đã quyên góp được 1700 cân tiền và đồng để trùng tu ngôi chùa Thủ và Am Bảo Long (thờ quốc sư Dương Không Lộ) ở thôn La Vân xã Quỳnh Hồng (Quỳnh Phụ) nay.

Chạm khắc ở Đền Lưu Xá

Cho đến năm 1682, chùa Thủ và Am Bảo Long một lần nữa lại được trùng tu, mở rộng tạo thành quần thể kiến trúc đa thần, đa giáo khá độc đáo. Cũng giống như ở Quỳnh phụ, rải rác đâu đó ở trong dân chúng phía bắc huyện Hưng Hà còn lưu giữ những vật dụng bằng đất nung như đầu nghê đất, mái cong đao guột, chum, chóe đất nung... giúp chúng ta có thể hình dung ra một khung cảnh kiến trúc rực rỡ của một thời hưng thịnh Trần triều với những cung điện nguy nga tráng lệ, những lăng tẩm, mộ chí u tịch, oai nghiêm.  

Ở đâu trên đất Thái Bình cũng bắt gặp những mái ngói xô nghiêng. Đi về miền biển Thụy Xuân (Thái Thụy), trong miên man, lớp lớp những con sóng biển vỗ bờ phi lao như nghĩ suy về một thời kỳ lịch sử đã lùi xa, khiến con người hiện tại giật mình khi chạm tay vào tấm bia đá cổ gần như năm tháng và phong vũ bào mòn da thịt chỉ còn trơ ra cốt xương gân guốc, thế nhưng nét hoa văn độc đáo,dấu ấn kiến trúc của triều Lý hưng thịnh vẫn còn hiển linh dáng Rồng sống động uốn lượn khác thường. Trên đầu bia khắc đôi rồng lớn thân hình cuồn cuộn như sóng cửa bể, môi rồng nở to chầu mặt trời được cách điệu thành lửa thiêng nhà Phật.

Ảnh: Quang Viện 

Ta dễ dàng nhận ra đường diềm hai mép bia có cài đều các ô hình nửa lá đề ôm trọn hình rồng giun (biểu tượng rồng nhà Lý), đây chính là nỗi khao khát của dân chúng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, dân khang, vật thịnh. Bước sang phía đông tỉnh nhà, đến với vùng đất của hào khí " Đông A".

Những viên gạch và cách thức xây dựng theo lối "chồng diêm, cổ các" vẫn còn lưu giữ ở nhiều ngôi chùa cổ trên đất Thái Bình.

Ảnh: Quang Viện

Thời nhà Lý, vùng đất Phụ Dực (nay thuộc huyện Quỳnh Phụ) đã được coi là một trong bốn thắng cảnh đẹp nổi tiếng, cho đến bây giờ vẫn tương truyền câu ca: Đào Động (An Lễ), Lộng Khê (An Khê), Tô Đê (An Mỹ), A Sào (An Thái) - Lý triều tứ cố cảnh. Làng Đào Động có một ngôi đền, hiện nay gọi là đền Đồng Bằng, tương truyền thờ "Vĩnh công đại vương" là vị thủy thần đã có công giúp Vua Hùng thứ 18 đánh thắng giặc xâm lược. Nét chạm khắc tình xảo trên xà đền Lưu Xá xã Canh Tân huyện Hưng Hà.

Bài và ảnh: LÊ QUANG VIỆN

ĐỀN>

 

 

  • Từ khóa