Dì Lan
1. Khi biết dì Lan bị bệnh, ruột gan Vân nóng như lửa đốt. Vân cố gắng xin cơ quan nghỉ phép. Vân coi dì như mẹ và rất thương bà. Còn dì coi nó như con đẻ. Ngày nó đỗ đại học, dì vui lắm. Nó bước vào giảng đường, dì cũng không ở ngôi nhà của dì nữa mà xin vào ở hẳn trong chùa. Nó hỏi:
- Dì còn trẻ lắm sao lại vào chùa ở?
Dì trả lời:
- Trẻ nỗi gì nữa nào? Ai cũng phải già. Trẻ vui nhà, già vui chùa... Thấy dì buồn buồn nên Vân im lặng. Nó mang chuyện này hỏi mẹ. Mẹ sẽ sàng:
- Lớn hơn chút nữa con sẽ hiểu, còn giờ thì phải tôn trọng quyết định của dì.
Dì Lan đẹp thật. Ngoài bốn mươi tuổi mà dì vẫn còn mặn mà mặc dù dì vất vả việc đồng áng lại buôn bán đầu chợ nọ cuối chợ kia. Nước da trắng hồng càng làm cho khuôn mặt tròn thêm hiền từ. Chỉ có đôi mắt dì là buồn, lúc nào cũng ầng ậng nước. Mẹ bảo, má dì luôn ửng đỏ như đánh phấn hồng vậy nên đời dì mới bạc phận…
Lúc này dì bệnh mà mẹ nó bị ngã chân chưa được tháo bột, bố lại đi công tác xa nên phải nhờ chị giúp việc trông nom cả dì. Dì bị ngất. May có người thấy và kịp đưa dì đi bệnh viện. Vân òa khóc khi nhìn thấy dì xanh xao. Dì vuốt tóc nó:
- Nín đi con. Dì không sao đâu. Vân lau nước mắt và nhẹ nhàng dụi đầu vào người dì. Lâu lắm rồi nó mới được ngửi thấy mùi mồ hôi nồng nồng quen thuộc của dì.
2. Dì Lan xuất viện ở nhà Vân hai ngày rồi vội ra chùa ngay. Nhà chùa đang bận nhiều việc. Dì lo mấy đứa trẻ mồ côi nhà chùa nuôi sẽ không được chăm sóc cẩn thận. Bây giờ, mẹ Vân thừa nhận những uẩn khúc đằng sau câu chuyện về dì.
- Có phải con muốn biết tại sao dì lại ra chùa ở phải không?
- Dạ.
- Ðằng sau câu chuyện về dì là hoàn cảnh của số phận một con người để người ta có lựa chọn cho mình một cách sống con à.
Mẹ Vân từ từ kể. Bà muốn nhấn mạnh với con gái về số phận một con người mà cuộc đời luôn mang lại sự mất mát và trớ trêu. Thì ra dì không phải là em gái ruột của mẹ. Bà ngoại Vân đã nhặt dì khi đi làm đồng về ngang qua chùa làng. Lúc ấy, dì còn bé xíu và tím tái trong cái lạnh mùa đông, khóc không ra tiếng. Ông thấy bà mang về một đứa trẻ thì cũng cằn nhằn. Năm đứa con lúc đói kém, mất mùa khiến ông vất vả vì kiếm miếng ăn nữa là thêm một đứa trẻ. Bà nhẹ nhàng:
- Tôi gặp nó âu cũng là do tôi và nó có duyên với nhau ở kiếp này. Thôi, mỗi bữa cả nhà chỉ cần nhịn đi một miếng ông à…
Lớn lên, dì được gả cho con một người bạn của ông. Dì hạnh phúc hơn khi sinh đủ cả trai lẫn gái. Rồi chú Bình chồng dì đi buôn đường dài. Kinh tế gia đình dì khá giả nhất trong số anh chị em trong nhà. Những chuyến đi của chú ngày một lâu hơn. Khi về chú luôn tìm cớ đánh đập, xỉ vả dì. Chú có người khác ở ngoài và ép dì ly hôn. Hôm nhận quyết định ở tòa án xong là chú đi ngay mặc cho ba mẹ con dì khóc lóc. Hai chị em con Mai khản đặc giọng gọi bố.
5 năm sau, chú Bình đột ngột trở về và đem đi thằng Kiên. Chú nói, vợ bé của chú không thể sinh nở được nữa. Chú cần thằng con trai để cho bằng người. Là con trai, Kiên cần bố hơn nên dì để Kiên đi. Một năm sau, Mai cũng bỏ dì ra đi trong một cơn bạo bệnh. Trong đám tang Mai, dì gào khóc như điên như dại. Thời gian trôi đi tưởng sẽ làm lành vết thương lòng mà chồng dì để lại, ai ngờ sự mất mát cứ liên tục dội xuống đời dì.
Và dì hóa điên thật. Lúc nào cũng ở trong bóng tối. Dì sợ ánh sáng, sợ gặp mọi người. Dì có những hành động kì quặc. Dì lấy quần áo cuốn thành hình đứa trẻ rồi ôm, rồi nựng, rồi khóc cười. Bà ngoại phải đưa dì về chăm sóc. Có bệnh thì vái tứ phương. Ai bảo gì thì làm nấy. Ngoại mời pháp sư về cúng giải hạn cho dì. Thầy bảo: “Căn nghiệp của dì nặng lắm. Sau này dì nên ra chùa ở để cho cái tâm được tĩnh lại”.
Vậy đó. Cuộc sống đã lấy hết niềm tin và hy vọng nơi dì. Chữa trị nhiều nơi, mãi dì mới bớt. Rồi dì không thể khóc được nữa ngay cả trong đám ma bà ngoại. Một buổi sáng, dì nói với mẹ:
- Ðêm em ngủ mơ thấy thằng Kiên chị à. Nó đói lắm. Nó gọi: “Mẹ ơi, cứu con với”.
Mẹ trấn an:
- Tại em cả nghĩ quá, sức khỏe lại yếu nên khi ngủ dễ mộng mị như thế. Chắc nó không sao đâu.
Dì thở dài:
- Em thương và nhớ con quá…
- Hay để chị nhờ người tìm địa chỉ chú ấy rồi đưa dì vào thăm cháu nó một chuyến?
Dì nhìn xa xăm:
- Thôi chị ạ. Nhất định sẽ có ngày nó về tìm gặp mẹ…
Ngay hôm đó dì về nhà mình quét dọn lại sạch sẽ. Dì lao vào công việc để tìm niềm vui và không có thời gian mà nghĩ nữa. Dì không sửa lại ngôi nhà của mình, dì sợ thằng Kiên khi về sẽ không gặp ngôi nhà trong ký ức của nó nữa. Mười năm qua đi, nó lớn lên ở ngôi nhà ấy và có biết bao kỷ niệm. Ðó là quãng thời gian hạnh phúc nhất của dì. Dì tin, nó sẽ nhớ dì như dì ngày đêm nhớ mong nó. Ðêm về nước mắt là bạn cùng sự cô đơn, dì ao ước được nghe tiếng con gọi mẹ. Không biết giờ nó đã lớn thế nào rồi. Dì cầu xin trời Phật sẽ đưa bước chân nó trở về bên dì. Tám năm rồi dì không gặp con. Chắc giờ nó đã lớn thành một chàng trai rồi. Dì muốn được nhìn thấy nó cười…
3. - Mẹ ơi…
Im lặng. Gió lạnh mùa đông vẫn hun hút qua hồi nhà.
- Cộc. Cộc. Cộc - Tiếng gõ cửa kéo dì khỏi giấc ngủ chập chờn.
- Mẹ ơi. Mở cửa cho con. Con là Kiên đây. Con lạnh quá.
Dì bật ngồi dậy. Trống ngực đập thình thịch. Dì lập cập mở cửa. Một bóng người cao lớn ôm chầm lấy dì tức tưởi. Nghe tiếng con khóc dì lờ mờ nhận ra cuộc sống của nó thế nào bằng linh cảm của một người mẹ. Dì thương con và xót xa cho cảnh ngộ của mình. Ðứa con bao năm giờ mới gặp, nó cao lớn hơn trước nhiều mà trong tay dì nó vẫn nhỏ bé như ngày nào. Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, nó về bên dì là tốt rồi.
Thằng Kiên trở về bên dì từ trại giáo dưỡng lần thứ hai. Ở trong
Một chiều trở về nhà, bố hỏi nó mẹ kế đi đâu. Nó bảo đi với bồ. Bố thẳng tay tát nó một cái trời giáng. Môi nó sưng vù lên, miệng nó tóe máu. Nó không thấy đau. Chỉ thấy trong ngực mình buốt xót. Bà ta đi đâu và đi với ai nó biết hết. Nó hét lên:
- Bố bị phản bội lâu rồi. Bố không thương con. Con ghét bố.
Xong, nó bỏ chạy. Nó đi xa hẳn ngôi nhà ấy. Nó nhập bọn với đám trẻ ngoài đường phố và cả trên mạng mà nó hay “chat” nữa. Rồi nó bị bắt và đưa vào trại giáo dưỡng sau một lần bạn rủ nó đi ăn trộm. Ở đấy, nó được các thầy cô quản giáo yêu thương và được đối xử công bằng. Hơn một năm sau nó được trở về nhà. Ngày từ biệt, nó vâng dạ hứa với các thầy cô quản giáo về nhà nó sẽ ngoan cũng là ngày nó đắng lòng nhận ra nó vô nghĩa với bố. Ðứng mỏi chân ở cổng đợi cả ngày mà không thấy bố đến đón mặc dù đã có giấy thông báo nó ra trại gửi tận nhà. Nó đã khóc. Nó chán và rồi vào một quán “net” gõ bàn phím tìm bạn cũ. Một năm sau, nó lại được người ta đưa trở lại trại. Và nó nhớ đến mẹ. Nó thấy thương mẹ và quyết tâm tu dưỡng để về bên mẹ.
Kiên cầm số tiền hai chục triệu dì Lan đưa cho ra khỏi nhà không một lời nhắn gửi. Ðó là số tiền nó xin dì mua đồ nghề mở cửa hàng hàn xì, nó làm cái nghề nó đã được học ở trại giáo dưỡng để kiếm cơm. Dì buồn và lo lắng, sợ nó có tiền sẽ tụ tập bạn xấu tiêu xài hoang phí. Ðã có lúc dì lo nó nghiện, dì đã âm thầm theo dõi nó. Nếu nó có nghiện ngập thì cũng cho dì biết để dì đưa nó đi trại cai nghiện. Quay đầu lại vẫn còn tương lai nếu như nó có quyết tâm làm lại cuộc đời. Nó đi rồi, tâm dì bất an, lòng dì như có lửa.
- Con cũng không hiểu tại sao dì lại dễ dàng bỏ qua cho nó như thế khi nó quay trở về... - Vân cắt ngang lời mẹ. Mẹ trầm tư:
- Là mẹ rồi con sẽ hiểu. Chỉ có tình thương yêu của người mẹ mới làm được như thế ngay cả khi con mình làm mình tổn thương. Một thứ tình thương chỉ biết cho mà không cần quan tâm tới nhận sẽ thế nào.
- Lẽ ra dì cũng không nên tin nó vậy chứ. Nó đâu còn là đứa trẻ mười năm trước. Nó tốt thì đâu phải vào chỗ đó...
- Con đừng vội đánh giá con người về quá khứ của họ. Dì phải cho con mình một niềm tin vào cuộc sống này. Cái mà Kiên cần là tình thương và niềm tin con hiểu không? Con người không có niềm tin và tình thương yêu thì cuộc sống sẽ đáng sợ vô cùng. Nó sẽ hủy hoại cuộc đời của chính mình…
- Và dì đã đúng phải không mẹ?
- Có lẽ vậy…
4. Hết phép, Vân ra chùa chào dì. Dì vẫn còn âu lo về Kiên lắm. Sau đám tang bố, nó cầm hết số tiền dì tích góp bao năm và cũng như lần trước, nó lại ra đi. Ði không cả một lời chào mẹ.
- Sao dì cả tin nó quá vậy, nó đã thay đổi, đâu còn là nó của ngày xưa…
Vân khẽ nói. Giọng dì như khóc:
- Con dại cái mang… Chắc nó sẽ không làm chuyện xấu đâu.
- Dì…
Vân định nói, lẽ ra dì không nên đưa tiền cho nó vì lần trước nó cầm tiền và cũng tiêu xài hết rồi mới về nhà. Dì Lan chừng như hiểu ý Vân:
- Dì tin là vậy mà con. Lần trước, đứa bạn trong đó rủ nó vào làm ăn, nó sợ dì không cho đi nên mới liều làm vậy. Dì không trách nó. Kiên đã làm một việc nó phải làm.
Dì kể tiếp. Nó vào đó và gặp bố mình đi bán vé số và ngất xỉu ở vỉa hè. Nó đưa đi viện, gọi điện về xin dì tha thứ và cưu mang ông ấy. Ông ấy đã bị báo ứng cho những gì mình đã làm hồi còn trẻ. Suốt thời trẻ chỉ biết cung cúc kiếm tiền, lúc về già bị đẩy ra ngoài với hai bàn tay trắng. Mồ hôi nước mắt làm lụng mất hết khi tất cả tài sản đều hợp pháp mang tên vợ bé. Chán chường, ông ấy lao vào rượu để quên. Hậu quả là lá gan bị hỏng…
Ông xin lỗi nó về tất cả. Một ngày, ông vô tình bóc lịch và chợt giật mình nhận ra nó đã ở trại quá thời gian quy định. Ông điện tới hỏi thì được biết nó đã ra trại rồi. Bà ta đã giấu nhẹm cái giấy báo đi. Ông đã rất ân hận và đi tìm nó nhiều nơi nhưng không thấy.
Ngừng một lát, dì thở dài.
- Lúc đầu, dì cũng không tha thứ, nhưng nghĩ lại, vợ chồng với nhau là do duyên nợ. Tình không còn thì còn nghĩa. Cái nghĩa đọng lại ở đứa con. Ông ấy là bố đẻ của Kiên. Con người có cội…
Dì trầm xuống:
- Thôi tha thứ để cho lòng mình được thanh thản con à.
Dì là vậy đó. Có mấy khi dì nghĩ cho bản thân mình đâu. Chú về nhà, dì hết lòng trông nom. Mấy tháng sau chú mất lại lo ma chay. Lúc trẻ, chú phụ bạc dì. Tuổi già đến cùng với bệnh tật thì dì lại phải chăm sóc. Khi Kiên đi rồi, mẹ cho Vân sang ở hẳn với dì cho dì đỡ cô quạnh. Lúc đó, Vân đang học lớp mười một. Vân đã cảm nhận được sự trống trải và những buồn lo trong lòng dì.
- Dì lên chỗ con chơi vài tháng đi - Vân đề nghị.
- Dì không đi được. Dì quen ở đây rồi.
Giọng dì nghẹn lại:
- Dì ở quê chờ em nó về. Nếu nó về không thấy dì đâu thì tội cho nó quá.
Nghe xong, Vân thấy sống mũi mình cay cay. Vân mong dì sẽ tìm thấy niềm vui nơi cửa Phật. Vân đã nghe ai đó nói, tuổi già sợ nhất sự cô đơn…
5. Ðã mấy tháng trôi qua, Vân luôn bận bịu với hàng mớ công việc. Thi thoảng Vân mới gọi điện về thăm dì. Lần đi công tác này gần nhà, Vân không về nhà ngay mà ghé qua chùa trước. Vân muốn dành cho dì sự bất ngờ vì số tiền công ty quyên góp làm từ thiện, Vân đã xin công ty giúp đỡ mấy em được nhà chùa nuôi.
Vừa bước vào cổng đã gặp ngay dì đang quét đám lá đa rụng. Dì vui mừng ôm chầm lấy Vân. Dì cười thật tươi kể ngay, không cần Vân gợi chuyện:
- Kiên nó mới viết thư về cho dì đấy. Nó đang đi lao động xuất khẩu ở Nhật. Ðến tết này sẽ hết hạn hợp đồng và về nước. Gan nó to bằng chừng nào mà để mẹ lo mãi thế không biết…
- Vậy thì tốt quá rồi dì à..
- Ừ. Nó vào
Dì lấy tay chấm nước mắt:
- Nó bảo, xã mình bây giờ đã hoàn thành xong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới rồi. Người nông dân không còn cực khổ như xưa nữa. Chẳng cần phải tha hương nơi đất khách mới có được đồng tiền, nó sẽ về nhà mở trang trại chăn nuôi cấy cày làm ăn theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Dì à, nó suy nghĩ được vậy thì dì ủng hộ em nó nha.
Dì mỉm cười. Giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài:
- Dì nghĩ kỹ rồi. Dì không mong con mình sẽ thành ông này ông kia. Chỉ cầu mong nó sẽ được hạnh phúc. Dì sẽ lo cưới vợ cho nó còn dì sẽ ở trong chùa. Mấy đứa nhỏ không bố mẹ tội chúng quá. Dì coi chúng như con rồi…
Vân thấy lòng mình reo vui khi nghĩ tới đêm giao thừa sắp tới. Chắc chắn rằng sẽ không còn hình ảnh dì đón năm mới một mình cùng những giọt nước mắt lặng lẽ nữa. Và dì cười. Mừng vui xen lẫn những giọt lệ rơi. Lần đầu tiên Vân thấy dì cười tươi như thế. Khi vui, người ta vẫn có thể khóc...
Hân Du
Thái Thụy
Tin cùng chuyên mục
- Giáng sinh tràn đầy phúc lạc 26.12.2022 | 08:37 AM
- Viết cho mùa hoa cải 12.12.2022 | 08:58 AM
- Chạm đông 07.11.2022 | 09:00 AM
- Nhạc sĩ quê lúa lan tỏa niềm tin chiến thắng Covid-19 20.09.2021 | 09:13 AM
- Lặng nghe hoa loa kèn 05.04.2021 | 10:28 AM
- Đọc “Gió Thượng Phùng ” 28.12.2020 | 10:14 AM
- Pháo đài đồng bằng 26.10.2020 | 11:25 AM
- Pháo đài đồng bằng 19.10.2020 | 14:02 PM
- Pháo đài đồng bằng 05.10.2020 | 15:55 PM
- Đường trơn chân bước 05.10.2020 | 15:39 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng