Phóng viên trải lòng với nông nghiệp
8 năm, tôi được Ban biên tập giao nhiều địa bàn, nhiều ngành, lĩnh vực. Với tôi, thú vị nhất là lĩnh vực nông nghiệp, bởi qua đó thường xuyên được tiếp xúc với bà con nông dân. Từ thực tế ở cơ sở đã giúp tôi viết được nhiều bài khơi dậy các phong trào phát triển kinh tế, giúp nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nhân rộng các mô hình làm kinh tế giỏi...
Khi được giao nhiệm vụ theo dõi lĩnh vực nông nghiệp, tôi rất vui vì Ban biên tập đã đặt niềm tin vào mình, nhưng cũng rất lo lắng do đây là lĩnh vực rộng, là mặt trận sản xuất hàng đầu của tỉnh. Ðiều đó đòi hỏi công tác tuyên truyền phảit làm sao để tạo chuyển biến tích cực trong cả nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chuyển đổi cơ cấu giống, gắn kết thời vụ, áp dụng các biện pháp gieo trồng mới, phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật, đúng thời điểm; chăn nuôi theo hình thức nào để cho hiệu quả cao. Ngay như ở hai vụ lúa, để người dân bỏ tập quán canh tác cũ, không gieo cấy giống lúa dài ngày, thay vào đó là các giống ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng tốt; đồng thời áp dụng kỹ thuật gieo thẳng và đưa máy móc vào sản xuất cả là một vấn đề nan giải.
Còn nhớ, vụ lúa xuân năm 2011 bà con nông dân có biểu hiện gieo mạ dài ngày tương đối nhiều, không đúng với chủ trương của tỉnh, huyện. Trước vấn đề này, đồng chí Trưởng Phòng kinh tế – Báo Thái Bình đã giao nhiệm vụ cho các thành viên trong Phòng đi tìm hiểu ở dưới cơ sở để làm rõ nguyên nhân, qua đó viết bài tuyên truyền, giải thích cho bà con hiểu rõ về những ưu thế mà giống ngắn ngày đem lại. Tôi được giao nhiệm vụ nặng nề hơn, không chỉ phản ánh ở một cơ sở mà bao quát chung trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời lấy các ý kiến của ngành chuyên môn về sự việc này. Nhiệm vụ trong 4 ngày phải hoàn thành xong 2 bài, thời gian rất gấp gáp, nếu Báo phát hành muộn thì sự việc “đã rồi” không còn hiệu quả tuyên truyền, do đó tôi phải đi ngay xuống các huyện, xã và đến tận hộ dân để tìm hiểu. Những hộ dân thực hiện gieo giống lúa dài ngày đã đưa ra muôn vàn lý do, như thiếu lao động nên tranh thủ làm sớm, vùng trũng không thể cấy ngắn ngày, cấy giống dài ngày ít sâu bệnh và bán được giá...
Trước tình thế này, người phóng viên không chỉ khai thác thông tin từ họ mà còn phải biết tuyên truyền, vận động ngay tại chỗ để nông dân hiểu những lợi ích của giống ngắn ngày. Do đó, đòi hỏi người cầm bút phải nắm rất chắc về chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và những ưu điểm của giống ngắn ngày, đồng thời đặt mình như một cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp thực thụ, có như vậy dân mới tin và làm theo. Tôi đã rành rọt phân tích cho họ hiểu, như giống lúa ngắn ngày sẽ rút ngắn được thời gian sinh trưởng, cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, gắn kết được mùa vụ, tiết kiệm được lượng giống cũng như công lao động bằng phương pháp gieo thẳng và vùng trũng cũng cấy được do hệ thống thuỷ lợi điều tiết được việc tưới, tiêu...
Cũng chính nhiệm vụ này mà tôi được chứng kiến một chuyện khá hài hước, có hộ gia đình ở Ðông Hưng sau khi nghe tôi giải thích về ưu điểm của giống ngắn ngày, ông chồng đã quyết định nghe theo ý tôi, còn vợ thì vẫn kiên quyết cấy giống dài ngày, thế là ruộng của ai người ấy cấy. Một thời gian sau tôi nhận được điện thoại của ông chồng cho biết: “May quá” toàn bộ diện tích mạ dài ngày của vợ tôi gieo gặp rét đậm đã chết hết, nên đã chuyển sang cấy giống ngắn ngày, giờ nhà tôi mới thấy nhà báo nói đúng. Ðây không phải lần đầu tiên tôi được nghe những câu nói như thế này, ngay cả trong chăn nuôi khi tôi xuống các gia trại, trang trại viết bài đều nhận được những ý kiến về sự vất vả, rủi ro dịch bệnh gây ra làm họ điêu đứng. Tôi lại vào vai một anh nuôi lợn chuyên nghiệp, hướng dẫn cho họ các biện pháp bảo đảm chăn nuôi phát triển bền vững, như thực hiện nghiêm ngặt việc tiêm vắc xin định kỳ, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun hoá chất...
Tuy chỉ xoay quanh cây lúa, cây màu, con lợn, con gà...nhưng tất cả nó là cuộc sống của người nông dân và cũng là lĩnh vực bảo đảm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá bền vững. Với vai trò là người cầm bút, được Ban biên tập giao nhiệm vụ tuyên truyền về các lĩnh vực trên mặt trận nông nghiệp, dù khó khăn vất vả, nhưng tôi đã luôn nỗ lực hết mình để sát cánh cùng người nông dân góp phần đem lại những mùa vụ bội thu.
Nhiều người từng nói theo dõi nông nghiệp là “lành”, không phải đối mặt với nguy hiểm như các phóng viên đi điều tra về các tai tệ nạn xã hội, phòng chống tham nhũng...Song, thực tế thì theo dõi lĩnh vực nào cũng đều có “tai nạn” cả. Khi tôi mới nhận nhiệm vụ theo dõi ngành nông nghiệp, lúc đó phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các địa phương đang chuyển biến mạnh, nhất là việc đưa các giống lúa mới vào sản xuất. Ðặc biệt là giống lúa BC15, được coi là sự đột phá về năng suất, chất lượng, do đó tôi đã đến các cơ sở tiếp xúc với nhiều hộ nông dân và có nhiều bài viết tuyên truyền để góp phần đưa giống này vào sản xuất, thay thế một số giống dài truyền thống. Nhưng không may năm đó bệnh đạo ôn hoành hành, giống BC15 chịu ảnh hưởng nặng nhất, cây lúa cứ lụi dần, toàn dân đứng trước nguy cơ mất mùa; tất cả mọi người cứ như ngồi trên chảo lửa, nếu sự thật xảy ra dễ mất niềm tin ở dân vào tính ưu việt của giống mới đem lại. Cũng rất may, bệnh đạo ôn được dập tắt, giống BC15 hồi phục, sinh trưởng nhanh chóng và được mùa lớn, may mắn cho tôi “tai nạn” đã không xảy ra; đến nay, BC15 đã được người dân mở rộng tối đa diện tích gieo cấy và là giống luôn đứng tốp đầu về năng suất, chất lượng.
Qua theo dõi về lĩnh vực nông nghiệp tôi rút ra được một kinh nghiệm quý trong nghề làm báo. Bất cứ phụ trách tuyên truyền về ngành gì, lĩnh vực gì cũng phải thật am hiểu về ngành đó, lĩnh vực đó. Hiện nay, các cấp, ngành và bà con nông dân đang bắt tay vào thực hiện xây dựng nông thôn mới, không chỉ “đóng vai” người cấy lúa, nuôi lợn, trồng màu... tôi lại tiếp tục trăn trở trước cây bút để có những bài viết góp phần tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa của việc này, để khơi dậy các phong trào thi đua, có sức lan toả sâu rộng về xây dựng nông thôn mới.
Nguyên Bình
Tin cùng chuyên mục
- Học tập cách viết báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh 22.12.2011 | 14:51 PM
- Những lời tâm huyết 22.12.2011 | 15:00 PM
- 50 năm một quãng đường dài 22.12.2011 | 15:03 PM
- Chuyện bây giờ mới kểChúng tôi đi góp phần “ổn định nông thôn” 22.12.2011 | 15:12 PM
- Tôi đã vượt khó để trở thành phóng viên 22.12.2011 | 15:29 PM
- 50 năm đồng hành cùng Báo Thái Bình 22.12.2011 | 15:31 PM
- Bạn đọc là nguồn cổ vũ cho tôi viết 22.12.2011 | 15:33 PM
- Cảm nhận tờ báo tuổi 50 23.12.2011 | 13:44 PM
- Tâm sự cộng tác viên 23.12.2011 | 13:56 PM
- Xây dựng Báo Thái Bình vững về chính trị, hấp dẫn về nội dung, đẹp về hình thức, phục vụ tích cực và có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của tỉnh 23.12.2011 | 14:03 PM
Xem tin theo ngày
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Đổi mới, sáng tạo trong hành động với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh: Khen thưởng 113 tập thể, cá nhân đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng năm 2024
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Dự chương trình tết sum vầy với đoàn viên, người lao động
- Trên 978.500 đại biểu tham gia hội nghị quán triệt, triển khai về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Đánh giá kết quả triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước