Vĩnh Phúc phấn đấu thêm 14 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Theo đó, năm 2023, tỉnh phấn đấu có thêm 14 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 89 thôn được công nhận đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu và các huyện Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Sông Lô, Lập Thạch tiếp tục hoàn thành các điều kiện, tiêu chí đạt nông thôn mới; 13 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020, 2021 thực hiện duy trì đạt chuẩn theo quy định giai đoạn 2021-2025.
Để thực hiện mục tiêu đó, tỉnh sẽ dành hơn 3.800 tỷ đồng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp hơn 452 tỷ đồng; ngân sách địa phương hỗ trợ gần 900 tỷ đồng; nguồn vốn lồng ghép gần 1.300 tỷ đồng.
Vĩnh Phúc tập trung xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hóa; giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường tuyên truyền, gắn việc xây dựng chương trình nông thôn mới với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng triển khai có hiệu quả các chính sách đã ban hành như hỗ trợ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các sở, ngành phụ trách các tiêu chí huyện nông thôn mới thực hiện rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bố trí nguồn vốn đầu tư để triển khai thực hiện các dự án thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
Đồng thời, hỗ trợ các dự án cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ hộ được sử dụng nước sách từ công trình cấp nước tập trung trong duy trì, đạt chuẩn nông thôn mới.
Hết tháng 1/2023, tỉnh Vĩnh Phúc có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 67 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 4 huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 53 triệu đồng/người/năm. Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 0,99%.
Tất cả đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện được cứng hóa; 98,5% đường trục thôn và liên thôn được cứng hóa; 79% đường trục chính nội đồng được cứng hóa.
Hệ thống lưới điện tử cao áp đến lưới điện trung áp, lưới điện hạ áp được đầu tư đồng bộ, hiệu quả, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, hạ tầng văn hóa - xã hội được đặc biệt quan tâm.
Tỉnh đã cân đối gần 4.000 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hệ thống trường học; tiếp tục cải tạo, sửa chữa, nâng cấp Trung tâm văn hóa - thể thao huyện; trung tâm văn hóa xã, nhà văn hóa..../.
Theo bnews.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025