Ðánh giá doanh nghiệp bằng năng lực đổi mới công nghệ
Thực trạng công nghệ của doanh nghiệp
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về chuyển giao công nghệ, nếu tính đến năm 2005 chỉ số ứng dụng công nghệ của nước ta chỉ đứng thứ 92/117, chỉ số đổi mới công nghệ có cao hơn nhưng vẫn thấp hơn Thái-lan 42 bậc, tỷ lệ sử dụng công nghệ cao thấp, chỉ vào khoảng 20% trong khi các nước trong khu vực như Phi-li-pin là 29%, Ma-lai-xi-a 51%, Xin-ga-po 73%. Theo cơ quan tình báo kinh tế (EIU), chỉ số sẵn sàng điện tử của Việt Nam xếp thứ 61/65 quốc gia được điều tra, kém Ma-lai-xi-a 30 bậc và kém Xin-ga-po đến 54 bậc.
Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật đã và đang tạo ra các sản phẩm thấp và không ổn định, làm hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (khi giá thành các sản phẩm trong nước thường cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20 đến 40%). Ðây là hệ quả việc sử dụng các công nghệ tụt hậu từ hai, ba thế hệ, chưa làm chủ được công nghệ nguồn, chậm đổi mới công nghệ. Một trong những yếu tố quan trọng cho đổi mới công nghệ là nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Theo các số liệu điều tra gần đây cho thấy nguồn lực quan trọng này chỉ chiếm 7,24% lực lượng lao động, trong đó có 71,9% trình độ đại học, 26,9% cao đẳng, 0,9% thạc sĩ, trình độ tiến sĩ là 0,14% và phân bố không đều, ngoài ra còn nhiều bất hợp lý khác trong các doanh nghiệp.
Hiện nay việc chuyển giao công nghệ được thực hiện qua hai hình thức chính là qua các dự án liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (FDI) chiếm tới 90% và thông qua việc mua bán công nghệ trên thị trường chỉ chiếm khoảng 10% còn lại. Tuy nhiên nhiều hợp đồng công nghệ thực hiện theo hình thức thứ nhất cũng chỉ tập trung vào khai thác nhân công rẻ, giá đất thấp, tiêu tốn năng lượng và tránh các tiêu chuẩn môi trường ở chính các quốc gia đầu tư, do vậy hàm lượng công nghệ được chuyển giao còn thấp, chủ yếu là các công đoạn cuối cùng trong chuỗi giá trị.
Xem xét việc sử dụng vốn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển cho thấy chỉ có 87,2% dùng vào mục đích đổi mới công nghệ, nhưng chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với 90,6% tổng nguồn vốn thực hiện. Ðối với các doanh nghiệp nhà nước, do còn vị thế độc quyền nên không chịu sức ép cạnh tranh, có tâm lý dựa dẫm vào sự bảo hộ của Nhà nước, do vậy vốn dành cho đổi mới công nghệ chỉ chiếm 8,7%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ chiếm 0,67%, trong khi đó hầu hết các nước phát triển chi phí dành cho nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, tìm kiếm thị trường, nhu cầu khách hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm tạo ra công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, hiện đại, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của khách hàng, làm tăng hiệu quả kinh doanh và tạo vị thế vững chắc trên thị trường.
Từ những nguyên nhân nói trên dẫn đến sức cạnh tranh yếu của các sản phẩm thương mại, dịch vụ dẫn đến hàng tồn kho nhiều, doanh nghiệp bị đình đốn sản xuất, "chết lâm sàng" và phá sản, tình trạng nợ xấu gây khó khăn cho hoạt động đổi mới công nghệ, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
Doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng nào
Kinh nghiệm từ một số quốc gia có nền kinh tế phát triển dựa trên năng lực đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghệ lấy doanh nghiệp nhỏ và vừa làm nền tảng, làm trụ cột cho sự phát triển bền vững dựa trên yếu tố công nghệ như Nhật Bản, Hàn Quốc cho thấy khi xuất hiện khủng hoảng cũng là cơ hội để cơ cấu lại hệ thống, tiến hành cải tạo doanh nghiệp, tạo ra các giá trị mới thông qua sự hợp nhất, sử dụng chung thiết bị công nghệ mới, đặt hàng mua chung để giảm chi phí đầu vào khi đổi mới công nghệ. Việc cải tạo, đổi mới doanh nghiệp, hình thành hệ thống mạng lưới doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách khoa học và hợp lý đã tạo ra sức sống mới, giá trị mới cho các doanh nghiệp sau khủng hoảng.
Ðể hiện thực hóa việc đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, cần tiến hành rà soát, phân loại chính xác hiện trạng công nghệ của các doanh nghiệp, xem xét nhu cầu đổi mới công nghệ của ngành, lĩnh vực sản xuất hàng hóa có lợi thế cạnh tranh quốc gia như nông nghiệp, sản xuất công nghiệp phụ trợ. Cần áp dụng các mô hình công ty mẹ, công ty con trong quá trình đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp phụ trợ, hình thành các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong hệ thống công ty mẹ, công ty con.
Trong mô hình này các công ty mẹ sẽ đảm nhận là đầu tiếp thu công nghệ, tiến hành nghiên cứu cải tiến đổi mới và hoàn thiện công nghệ cho phù hợp chiến lược kinh doanh, sản phẩm, thị trường (vai trò tổ chức hoạt động R&D). Sau đó các công đoạn trong quy trình công nghệ mới được triển khai trong hệ thống các công ty con. Như vậy, các công ty con sẽ đảm nhận vai trò tiếp nhận công nghệ, tiếp nhận kết quả R&D, tổ chức sản xuất (bên cầu công nghệ) theo đặt hàng của công ty mẹ. Mặt khác, các công ty con chính là đối tác nêu vấn đề, đề xuất và đặt hàng công nghệ đối với công ty mẹ, qua đó nhanh chóng tạo ra các sản phẩm mới.
Với mô hình này, số lượng các sản phẩm, quy mô của sản xuất theo trình độ công nghệ được cung - cầu sẽ được thực hiện chặt chẽ, phù hợp nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất của từng công ty con cũng như khả năng thương mại, năng lực nghiên cứu, đổi mới công nghệ của công ty mẹ.
Theo nhandan.com
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Đổi mới sáng tạo ở báo Đảng: Dám nghĩ, dám làm, sẽ có đột phá 21.06.2024 | 11:20 AM
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay 14.11.2023 | 14:24 PM
- Trường Chính trị tỉnh Thái Bình: Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị 01.10.2023 | 11:20 AM
- Xây vững “cội nguồn, gốc rễ” của Đảng 02.09.2023 | 08:24 AM
- Vận dụng chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về sở hữu và thành phần kinh tế trong tác phẩm Thường thức chính trị 04.08.2023 | 09:25 AM
- Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay 12.09.2023 | 11:41 AM
- Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 24.11.2021 | 14:10 PM
- Liên kết - Hướng đi hiệu quả cho nông nghiệp 26.07.2021 | 08:22 AM
- Sức hấp dẫn của tác phẩm báo chí đa phương tiện 24.12.2020 | 15:16 PM
Xem tin theo ngày
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Đổi mới, sáng tạo trong hành động với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh: Khen thưởng 113 tập thể, cá nhân đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng năm 2024
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Dự chương trình tết sum vầy với đoàn viên, người lao động
- Trên 978.500 đại biểu tham gia hội nghị quán triệt, triển khai về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Đánh giá kết quả triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước