Ăn ốc có lợi, hại gì đến sức khỏe? Những lưu ý khi chế biến và ăn ốc
Những loại ốc ăn được là loại thực phẩm ít chất béo, giàu protein và rất giàu vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, selen, vitamin E và phốt pho.
Cổ nhân đã nói “Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất”, vì vậy nếu thấy ốc lạ thì đừng vội ăn mà phải cảnh giác, bởi lẽ một số loại ốc có độc tố cao.
Thành phần các chất có trong ốc
Protein: Là thành phần chủ yếu có trong ốc, thịt ốc ăn ngon nhưng khá khó tiêu, nên khi ăn cần nấu kỹ và nhai kỹ, không nên ăn quá nhiều ốc trong một bữa và ăn nhiều bữa trong tuần (chỉ nên ăn 1 - 2 bữa ốc trong một tuần).
Magie: Các nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng, người ta thường lấy một khẩu phần ăn với lượng ốc là 85g để tính toán thì thấy, trong đó có chứa khoảng 212mg magie, cung cấp đến 68% lượng magie khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ và 53% lượng khuyến cáo cho đàn ông trưởng thành. Magie hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, làm xương và răng chắc khỏe, tham gia điều hòa các dưỡng chất như canxi, kali, kẽm và vitamin D. Nếu chế độ ăn uống thiếu những thực phẩm giàu magie, bạn sẽ dễ mắc phải các bệnh đái tháo đường, loãng xương, tăng huyết áp và suy tim.
Selen: Đàn ông và phụ nữ trưởng thành cần khoảng 55 microgam (mcg) selen mỗi ngày. Một khẩu phần ăn 85g ốc có chứa 23,3mcg selen, tương đương 42% nhu cầu cần thiết hàng ngày. Vai trò chính của selen trong cơ thể là một phần của enzyme selenoprotein, giúp hỗ trợ chức năng hệ thống nội tiết và miễn dịch. Nó hoạt động như một chất chống oxy hóa, ức chế khả năng gây tổn hại ADN của các gốc tự do. Bổ sung đủ selen có thể làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim, viêm khớp dạng thấp và nhiễm trùng tái phát. Nam giới nếu thiếu selen có nguy cơ bị giảm khả năng sinh sản. Đây là một trong những tác dụng của ốc mà bạn không thể bỏ qua.
Vitamin E: Mỗi 85g ốc cung cấp khoảng 4,25mcg vitamin E, chiếm 28% nhu cầu hàng ngày ở cả nam và nữ. Vitamin E đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa vitamin K, tổng hợp hồng cầu và bảo vệ tế bào trước tác hại của gốc tự do. Những người thiếu vitamin E có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơ bắp và gặp phải tình trạng giật hay cử động mắt bất thường. Họ cũng dễ phát triển nhiều vấn đề về gan hoặc thận. Do đó, việc ăn nhiều thực phẩm bổ sung vitamin E có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, ung thư, bệnh tim và rối loạn thần kinh như Alzheimer.
Phốt pho: Một khẩu phần 85g ốc thường chứa 231mg phốt pho, tương đương với 33% lượng phốt pho khuyến nghị hàng ngày cho người lớn. Phốt pho hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, duy trì mật độ xương và điều hòa các chất dinh dưỡng như i-ốt, kẽm. Ngoài ra, nó cũng cần thiết cho việc sản xuất ra ADN và ARN. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều phốt pho và quá ít canxi sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương vì nồng độ phốt pho làm cản trở sự hấp thu canxi. Do đó, để cân bằng hai dưỡng chất này, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và cung cấp phốt pho từ các thực phẩm sữa, thịt, cá tươi hay ngũ cốc. Tránh dùng đồ uống có ga và thực phẩm được chế biến sẵn chứa nhiều phụ gia có phosphat.
Nguy cơ tiềm ẩn từ món ốc
Trong ốc có khá nhiều ký sinh trùng sinh sống có thể gây bệnh cho con người, chẳng hạn như nhiễm giun lươn, sán lá gan (bao gồm sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn), sán lá ruột, sán máng... Các bệnh ký sinh trùng từ ốc thường nhắm vào nhiều cơ quan như phổi, gan, mật, ruột, não và thận dẫn đến những đáp ứng miễn dịch quá mức, gây ung thư, suy nội tạng, vô sinh hay thậm chí là tử vong. Tỷ lệ mắc các bệnh giun, sán lây nhiễm từ ốc cao nhất ở các nước đang phát triển trong khu vực châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.
Các loài ốc là vật chủ trung gian trong chu kỳ sống của rất nhiều loại ký sinh trùng và chúng sống rất dai, chỉ bị tiêu diệt khi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Do đó, trước khi chế biến, mọi người thường ngâm ốc trong nước gạo, nước chanh, giấm hay ớt hiểm để ốc nhả bớt những chất bẩn kèm theo một ít sinh vật sống ký sinh. Khi luộc, phải luộc sôi kỹ để tiêu diệt hết những ấu trùng giun sán còn trong ốc. Nếu không, bạn có thể bị sốt, ói mửa, tiêu chảy, phù tay chân, đau bụng...
Những lưu ý khi chế biến và ăn ốc
- Không ngâm ốc quá lâu: sẽ khiến một số con ốc bị chết mà ta không phát hiện được làm cho món ăn có mùi, vừa không ngon miệng vừa dễ bị ngộ độc. Tốt nhất là ngâm ốc bằng nước vo gạo, ngâm rửa nhiều lần cho sạch bớt nhớt.
- Phải luộc và nấu ốc thật chín: để phòng tránh ký sinh trùng gây bệnh.
- Nếu ăn ốc nhiều và uống nhiều rượu, bia dễ gây ra bệnh gout. Bởi vì ốc và các loại hải sản nói chung khi vào cơ thể sẽ tạo thành axit uric, tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Nếu uống thêm rượu, bia sẽ cản trở quá trình bài tiết chất đạm dư thừa ra ngoài cơ thể, khiến hình thành axit uric nhiều trong máu và bệnh gout phát nặng lên.
- Không nên ăn quá nhiều ốc vì ốc có tính hàn nên dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Đặc biệt, những người bị hen suyễn, người hay sợ lạnh, chân tay lạnh không nên ăn ốc. Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên ăn 1 - 2 bữa ốc trong một tuần. Một khẩu phần ăn phù hợp là 85 gam thịt ốc cho một bữa ăn.
- Không nên sử dụng ốc chung với các loại thực phẩm chứa vitamin C: Khi ăn các loại hải sản như ốc, tôm, cua... thì không nên sử dụng chung với các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C. Nguyên nhân là do kết hợp vitamin C với các chất dinh dưỡng có trong hải sản sẽ tạo thành hợp chất có độc giống như thạch tín (Asen). Từ đó khiến người ăn bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, thậm chí nguy hiểm hơn là ngộ độc thực phẩm, gây hại cho sức khỏe, nhất là cơ quan tiêu hóa.
- Hãy cảnh giác với những loài ốc lạ: Một số loại ốc có độc tố, nếu ăn phải sẽ ngộ độc, gây nguy hiểm đến tính mạng, nếu ta chưa ăn loại ốc lạ bao giờ hoặc không thấy ai ăn bao giờ thì phải hết sức cảnh giác.
- Nếu sau khi ăn ốc thấy xuất hiện một số các triệu chứng như: buồn nôn, nôn mửa, tê miệng môi lưỡi, đau bụng quằn quại, khó thở, đau đầu, mờ mắt, nổi mề đay, tim đập nhanh (loạn nhịp), phải ngay lập tức móc họng cho nôn hết (hoặc cho uống từng ngụm nước muối thật mặn gây kích thích nôn) và khẩn trương gọi xe cấp cứu.
Bác sĩ Bùi Vũ Khúc
Tin cùng chuyên mục
- Sau khi lũ rút, làm gì để bảo vệ sức khoẻ? 12.09.2024 | 19:46 PM
- Vị thuốc quý từ cây hà thủ ô 14.06.2024 | 10:17 AM
- Vị thuốc quý từ cây hà thu ô 10.06.2024 | 08:25 AM
- “Thuốc” gì chữa bệnh tham - sân - si? (Kỳ 1) 12.01.2024 | 16:38 PM
- Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học tỉnh năm 2023 12.11.2023 | 21:13 PM
- Câu chuyện về “kẻ cắp” ánh sáng thầm lặng 18.03.2023 | 10:53 AM
- Rươi và những điều nên biết 29.11.2022 | 14:29 PM
- Dược phẩm Tâm Bình gặp mặt, tri ân nhà thuốc tỉnh Thái Bình 15.11.2022 | 20:11 PM
- Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sư 18.04.2022 | 09:00 AM
- Hậu Covid-19 có gây vô sinh? Di chứng hậu Covid-19 hay gặp và cách khắc phục 04.04.2022 | 08:09 AM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị khai mạc Tuần du lịch tỉnh Thái Bình và khai trương phố đi bộ thành phố Thái Bình
- Thái Bình lựa chọn được nhà thầu xây dựng cao tốc Nam Định - Thái Bình với vốn đầu tư 19.784 tỷ đồng
- Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
- Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại biểu đến dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Tri ân sâu sắc các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc
- Tỉnh Trà Vinh đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, kỷ niệm 65 năm kết nghĩa Trà Vinh - Thái Bình
- Đoàn công tác tỉnh Thái Bình thăm Trường THCS Thái Bình tại huyện Càng Long
- Lãnh đạo 2 tỉnh Trà Vinh - Thái Bình dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Đền thờ Bác Hồ, Nghĩa trang liệt sĩ và Bia chiến thắng tỉnh Trà Vinh
- Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một