Sung và bệnh sỏi thận, sỏi mật: Bài thuốc chữa sỏi từ sung
I/ LIÊN QUAN GIỮA SUNG VÀ SỎI
1) Rất nhiều tài liệu nói về tác dụng chữa sỏi thận, chữa sỏi mật của quả sung. Có những quảng cáo còn cho rằng quả sung là vị khắc tinh của sỏi thận, sỏi mật.
2) Thực tế sung có thể hỗ trợ điều trị bệnh sỏi nhưng không phải sung cho kết quả chữa hết sỏi vĩnh viễn và khỏi nhanh như là đồn thổi.
3) Bạn nào muốn dùng sung để chữa sỏi thì cần nhớ một điều quan trọng là: phải dùng kiên trì, thường xuyên, liên tục, đúng liều lượng và theo dõi sỏi bằng siêu âm định kỳ cứ 3 tháng một lần, thì mới đánh giá được kết quả.
4) Nếu phối hợp sung với một số vị thuốc đông y khác, sẽ cho kết quả chữa sỏi tốt hơn nhiều.
5) Dùng sung lâu dài cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, các bạn cần lưu ý.
II/ HIỂU ĐÔI ĐIỀU VỀ SỎI THẬN VÀ SỎI MẬT
1) Sỏi thận
a- Sỏi thận (hay sạn thận) là hệ quả của sự kết tinh chất khoáng trong nước tiểu và lắng đọng lại tại thận, lâu ngày kết tụ tạo thành sỏi. Sỏi thận có thể không có triệu chứng và tự đào thải ra ngoài. Tuy nhiên sỏi to lại có nguy cơ gây tắc nghẽn, gây ra những cơn đau quặn thận.
b- Sự hình thành sỏi thận.
- Hầu hết các loại tinh thể tạo sỏi thận đều không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, bằng cách kết hợp những phần tử nhỏ bé lại với nhau, theo thời gian, sỏi thận sẽ lớn dần lên và gây ra triệu chứng đau, điển hình là các cơn đau quặn thận dữ đội. Nếu ta làm siêu âm có thể phát hiện ra sỏi.
Có các loại thành phần hóa học chính cấu thành sỏi thận đó là:
Sỏi Canxi (can xi được tích tụ với chất oxalate tạo ra sỏi canxi oxalate).
Sỏi Canxi photphat (canxi được tích tụ với chất phosphat tạo ra sỏi canxi phosphat).
Sỏi Canxi cacbonate (canxi được tích tụ với chất cacbonat tạo ra sỏi canxi cacbonat).
Sỏi Struvite (sỏi này có thành phần bao gồm magie và amoniac).
Sỏi Axit uric (sỏi này có thể hình thành ở người có nồng độ axit uric trong nước tiểu cao, những người bị bệnh gout.
Sỏi Systeine (một loại axit tự nhiên trong cơ thể tích tụ trong nước tiểu).
Trong các loại sỏi trên thì sỏi có thành phần hóa học là canxi oxalate là phổ biến nhất.
- Sự tích tụ các tinh thể hình thành sỏi thận dựa trên nồng độ cao lại tạo thành sỏi.
- Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít, hoặc là nồng độ các chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lâu ngày lắng đọng kết tụ lại, càng ngày càng lớn dần thành viên sỏi và bị giữ lại ở thận.
c- Các tinh thể tạo sỏi thận thường được đào thải ra theo dòng nước tiểu, hầu hết các bệnh nhân đều không cảm nhận được sự hiện diện của sỏi thận vì sỏi còn quá nhỏ. Nhưng khi viên sỏi lớn dần đạt kích thước từ 4 - 5mm, thì chúng không đi qua được các đoạn hẹp của ống niệu quản, do đó các cạnh sắc trên bề mặt sỏi có thể làm chúng tắc nghẽn trong lòng niệu quản tại đoạn hẹp, trước khi dẫn vào bàng quang, sỏi kẹt lại sẽ gây ra cơn đau dữ dội và tắc đường tiểu.
d- Có đến 78% các trường hợp sỏi sẽ được thải ra ngoài một cách tự nhiên mà không cần phải can thiệp gì.
Tuy nhiên, khi sỏi to bị mắc kẹt lại trong niệu quản, cần phải đến bệnh viện thực hiện tán sỏi hoặc phải mổ để lấy sỏi ra ngoài.
2) Sỏi mật
- Sỏi mật là do quá trình rối loạn chuyển hóa các thành phần của mật như: Cholesteron, muối mật và sắc tố mật, làm kết tinh thành các tinh thể và tích tụ lại thành sỏi tại túi mật. Kết hợp với khả năng co bóp của túi mật giảm, làm cho sỏi bị giữ đọng lại trong túi mật.
- Sỏi bùn mật là một hỗn hợp muối canxi bilirubinat, các tinh thể cholesterol và chất nhầy tạo thành dạng bùn mật. Bùn mật có thể lắng đọng trên đường mật trong gan, lắng đọng ở ống mật chủ hoặc ở túi mật.
Nếu tồn tại lâu dài, bùn mật có thể hình thành nên sỏi (sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật, trong gan,...).
Tuy nhiên, bùn mật cũng có thể dẫn đến viêm đường dẫn mật, viêm túi mật ngay cả khi người bệnh không bị sỏi mật.
Tóm lại:
- Các tinh thể sỏi thận cũng như sỏi mật được hình thành liên tục và cũng được chuyển hóa, đào thải liên tục.
- Nếu quá trình tích tụ nhiều và lâu dài sẽ tạo thành viên sỏi, có nguy cơ gây biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Từ đó suy ra việc phòng tránh tích tụ sỏi và chữa bệnh để làm mòn viên sỏi cũng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, hàng ngày. (dùng thuốc bào mòn sỏi, lợi tiểu và uống nhiều nước để đào thải).
(còn nữa)
Bác sĩ Bùi Vũ Khúc
Tin cùng chuyên mục
- Sau khi lũ rút, làm gì để bảo vệ sức khoẻ? 12.09.2024 | 19:46 PM
- Vị thuốc quý từ cây hà thủ ô 14.06.2024 | 10:17 AM
- Vị thuốc quý từ cây hà thu ô 10.06.2024 | 08:25 AM
- “Thuốc” gì chữa bệnh tham - sân - si? (Kỳ 1) 12.01.2024 | 16:38 PM
- Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học tỉnh năm 2023 12.11.2023 | 21:13 PM
- Câu chuyện về “kẻ cắp” ánh sáng thầm lặng 18.03.2023 | 10:53 AM
- Rươi và những điều nên biết 29.11.2022 | 14:29 PM
- Dược phẩm Tâm Bình gặp mặt, tri ân nhà thuốc tỉnh Thái Bình 15.11.2022 | 20:11 PM
- Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sư 18.04.2022 | 09:00 AM
- Hậu Covid-19 có gây vô sinh? Di chứng hậu Covid-19 hay gặp và cách khắc phục 04.04.2022 | 08:09 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng