Thứ 6, 22/11/2024, 11:41[GMT+7]

Hiểu rõ về hai lá phổi và bí quyết bảo vệ phổi

Thứ 6, 15/12/2023 | 16:42:26
3,035 lượt xem

C/ QUÁ TRÌNH THỞ
1) Khi hít không khí qua mũi thì những sợi lông nhỏ ở mũi sẽ giúp loại bỏ bụi và vi trùng. Không khí được đưa qua các xoang để giúp không khí có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trước khi vào phổi.

Không khí cũng đi vào qua đường miệng của bạn, đặc biệt là trong khi tập thể dục hoặc nếu trường hợp bạn bị nghẹt mũi. Dù qua đường mũi hay miệng thì tiếp theo không khí sẽ đi qua cổ họng và vào khí quản, rồi tới phế quản, tiểu phế quản và cuối cùng là đến phế nang.

2) Khi hít vào thì cơ hoành đẩy xuống và các cơ ở ngực kéo giãn xương sườn ra trước, sang hai bên. Do vậy, cơ hoành đóng vai trò rất quan trọng cho việc thở và bảo đảm dung tích khí thở.

3) Không khí đi vào phổi được là bởi khoang áp lực âm được tạo ra ở khoang màng phổi, điều này gây ra sự chênh lệch áp lực với khí quyển, nên không khí mới từ bên ngoài đi vào phổi.

4) Khi thở ra, cơ hoành đẩy ngược lên và cơ thành ngực giãn ra để đẩy không khí có nồng độ cao khí CO2 ra khỏi phổi.

D/ DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG Ở PHỔI
Có một số dấu hiệu hay gặp như sau:
1) Thay đổi nhịp thở:
- Đối với người trưởng thành, số nhịp thở bình thường từ 12 đến 20 nhịp thở mỗi phút. Nhiều hơn hoặc ít hơn đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe, có thể liên quan trực tiếp đến phổi của bạn hoặc các bộ phận khác có liên quan.

- Một số bệnh lý bao gồm suy tim, lo lắng, hen suyễn, viêm phổi, lạm dụng thuốc, bệnh lý về phổi cũng liên quan đến nhịp thở.

2) Ho ra máu:
- Ho ra máu có thể gặp ở một số bệnh như lao phổi, giãn phế quản, ung thư phổi... hoặc đôi khi có sự nhầm lẫn giữa việc nôn ra máu từ dạ dày.

- Tuy nhiên, dù bất kỳ nguyên nhân nào mà có ho ra máu thì đều phải tới gặp bác sĩ để khám tư vấn và xử lý.

3) Khó thở:
- Khó thở khi nghỉ ngơi hay ngay cả sau khi tập thể dục, làm việc, thì đều là dấu hiệu không bình thường nếu xuất hiện trong thời gian dài.

- Đặc biệt, nếu khó thở kéo dài hoặc kèm theo các dấu hiệu nhiễm khuẩn hay nhiễm vi-rút thì cần phải đi khám và điều trị ngay.

4)  Ho mãn tính:
Nếu tình trang ho xuất hiện sau một tháng gọi là ho kéo dài hoặc mãn tính, cần phải đi bệnh viện khám phát hiện bệnh và điều trị.

5) Thở khò khè, thở rít:
Lý do gây thở khò khè có thể do một nguyên nhân nào đó khiến đường thở bị thu hẹp hoặc chặn trên đường thở của bạn, gây ra tiếng thở rít, hoặc thở khò khè.Khi gặp hiện tượng này cần đi khám bệnh tìm nguyên nhân và chữa trị.

6) Ho có đờm:
Nếu ho có đờm kéo dài (trên một tháng) cần phải đi khám bệnh và điều trị, vì có thể nguyên nhân do lao phổi, viêm phế quản mạn...

7) Đau ngực:
- Ban đầu có thể đau nhẹ, dấu hiệu này nặng hơn khi thở hoặc ho.

- Cơn đau có thể thoáng qua hoặc đau liên tục. Mỗi đợt đau có thể ngắn ngày hoặc dài ngày.

- Tất cả mọi trường hợp nếu có đau ngực, cần đi khám phát hiện bệnh và điều trị.

Bác sĩ Bùi Vũ Khúc

(còn nữa) 


Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày