Thứ 5, 02/05/2024, 11:21[GMT+7]

Tiếng thở dài, có điều gì ẩn chứa đằng sau? Lời khuyên cho những ai hay buông tiếng thở dài

Thứ 6, 23/02/2024 | 16:40:31
2,182 lượt xem

Ảnh minh họa.

IV/ LẤY THỞ ĐÚNG ĐỂ TRỊ BỆNH THỞ DÀI
Dưới đây là một số bài tập thở đơn giản, hữu hiệu để khắc phục việc thở dài liên tục nếu gặp phải.

1. Thiết lập lại kiểu thở tự nhiên bằng cách tập thở bụng
- Nhẹ nhàng hít vào bằng mũi thật sâu để làm đầy căng khí trong phổi, sau đó từ từ thở ra đường miệng cho thật hết khí.
- Khi hít vào, bụng căng phình lên và khi thở ra, bụng hạ xẹp xuống.
- Mỗi lần thở như vậy lặp lại mươi nhịp.
- Mỗi ngày thở vài lần vào lúc ngủ dậy, lúc giải lao giữa giờ, hoặc lúc căng thẳng.
- Kiểu thở bụng này, bạn có thể nằm, ngồi, đứng đều thực hiện được.

2) Tập đếm ngược
- Khi lo lắng và thở dài nhiều, bạn nên thực hiện kết hợp bài tập đếm ngược sẽ giúp bạn có thời gian tập trung vào quá trình hít thở và thoát khỏi những suy nghĩ do lo lắng gây ra.

- Cụ thể: Hãy ngồi xuống, nhắm mắt lại và thở bụng như nêu ở trên. Hít sâu vào và mỗi lần thở ra chậm thì bắt đầu đếm ngược trong đầu từ mười cho đến một, khi đếm đến một, hãy tưởng tượng tất cả sự căng thẳng đã trút khỏi cơ thể. Làm vài lần như vậy sau đó mở mắt.

3. Tập thiền định
a) Bạn hãy tiếp cận môn thiền định để vừa tĩnh tâm vừa chữa bệnh và làm giảm đi tiếng thở dài.

b) Thiền định:
- Là thực hành, thực hành và thực hành. Thiền định là đơn giản và dễ dàng, ai cũng có thể tự tập được.
- Cũng không cần thiết phải tuân thủ một cách nguyên tắc như lý thuyết sách thiền. Bởi lẽ mỗi người mỗi tuổi, mỗi người mỗi bệnh tật khác nhau.

c) Cách ngồi thiền đơn giản:
- Hãy ngồi thật thoải mái, thoải mái nhất có thể. Bạn ngồi xếp bằng, không cần phải ngồi kiết già hay bán già. Ngồi dựa vào tường hoặc dựa vào lưng ghế cũng được, nếu trong lúc ngồi bạn cảm thấy tê chân có thể duỗi thẳng 2 chân hoặc đặt 1 chân lên chân còn lại cũng không sao.

- Khi đã ổn định, hãy bắt đầu quan sát hơi thở tự nhiên, nhẹ nhàng trên cánh mũi. Không cố ý hít thở, không cần phải hít sâu cũng không cần phải thở dài, hãy để cho hơi thở ra vào một cách tự nhiên.

- Điều bạn cần làm là: Đem toàn bộ sự chú ý vào nhịp điệu êm dịu này của hơi thở. Hãy quan sát hơi thở, quan sát năng lượng của hơi thở. Nếu có bất kỳ suy nghĩ nào chợt đến, bạn hãy ngơ đi bằng cách quay về quan sát hơi thở của chính bạn. Dần dần hơi thở sẽ càng lúc càng nhỏ lại. Suy nghĩ trong tâm trí sẽ lắng xuống.

- Khi đắc thiền, bạn sẽ đón nhận một nguồn năng lượng vũ trụ to lớn giúp chữa lành bệnh tật và đánh thức sức mạnh bên trong bản thân bạn.

- Dưới đây là các trải nghiệm có thể gặp khi thực hành thiền định:
+ Cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng và thoải mái.
+ Cảm thấy cơ thể nặng (đặc biệt là ở phần đầu).
+ Cảm thấy rung lắc, cơ thể tự dịch chuyển.
+ Nhìn thấy các màu sắc.
+ Cảm thấy đau (thường thì ở phần dưới lưng và các vùng cơ thể có vấn đề).
+ Cảm thấy cơ thể lâng lâng, bay bổng ở nơi nào đó.
+ Thấy một số cảnh đẹp.

- Tất cả các trải nghiệm trong thiền định đều tốt. Bạn chỉ đơn giản là tỉnh thức để chứng nghiệm và không bị cuốn theo.

- Thời gian thiền định mỗi ngày ít nhất tương ứng với số tuổi của mỗi người (ví dụ bạn 20 tuổi, thiền ít nhất 20 phút mỗi ngày; bạn 50 tuổi, thiền ít nhất 50 phút mỗi ngày...).

Chúc các bạn khỏe vui!

Bác sĩ Bùi Vũ Khúc