Là cây thuốc quý nhưng hãy cảnh giác với tính độc của trúc đào
Cây trúc đào đã được Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi đưa vào giới thiệu trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (cuốn sách được giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và kỹ thuật vào năm 1996).
1) Trúc đào là cây thuốc quý
- Trong y học cây trúc đào đã được nhà dược lý học người Nga E.B.Pelikan nghiên cứu và dùng lần đầu tiên vào khoảng đầu năm 1886, cho tới tận năm 1936 viện nghiên cứu cây thuốc và tinh dầu thuộc Liên Xô (cũ) mới tiếp tục nghiên cứu chất neriolin trong cây trúc đào có tác dụng trợ tim mạnh và được ghi làm vị thuốc chính thức trong cuốn dược điển Liên Xô in lần thứ 9 năm 1961.
Cây trúc đào chủ yếu được dùng cho các công ty dược để chiết xuất chất nerolin, chữa bệnh tim, dưới các dạng dung dịch nhỏ giọt uống, hoặc thuốc viên. Thuốc được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng rất cụ thể chi tiết và theo dõi sát sao.
- Theo đông y, vị thuốc trúc đào có vị đắng, chát, tính bình, có độc mạnh, tác dụng chính là cường tim, ngoài ra còn có tác dung lợi tiểu, trừ đàm, ra mồ hôi, tán ứ, giảm đau, trị suyễn, chữa mẩn ngứa ghẻ lở ngoài da...
- Tuy trúc đào có những tác dụng chữa bệnh nhưng nó cũng là một loại có tính độc dược cao, do vậy dù đông y hay tây y khi dùng trúc đào để chữa bệnh phải hết sức thận trọng, cần tuân thủ chỉ định và tư vấn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng một cách tùy tiện sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
2) Hãy cảnh giác với tính độc dược của cây trúc đào
- Mặc dù trúc đào có nhiều loại, tất cả chúng đều cho hoa nở rộ, đẹp mê hồn, vô cùng quyến rũ lòng người. Đẹp như vậy nhưng chưa chắc đã có nhiều người biết được là toàn thân trúc đào kể cả lá, hoa, thân, rễ, đều chứa chất độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người và súc vật.
- Y học cổ xưa đã công nhận trúc đào rất độc. Nếu bò, ngựa ăn phải lá trúc đào tươi sẽ bị ngộ độc, người ăn thịt súc vật chết vì lá trúc đào cũng bị ngộ độc.
- Người ta cho rằng chỉ cần ăn 10 lá trúc đào thì người lớn có thể gây nguy kịch và ở trẻ em chỉ cần ăn 1 lá cũng có thể gây tử vong.
- Theo tài liệu được ghi chép lại rằng: nhiều người lính ở vùng đảo Corse (Pháp) bị chết do ăn thịt nướng xiên vào que lấy từ cành cây trúc đào, nhiều người khác bị ngộ độc do uống nước có nút chai làm từ cây trúc đào hoặc do uống nước suối chảy qua khu vực có nhiều cây trúc đào mọc, do lá và hoa trúc đào rụng xuống gây độc nguồn nước.
- Theo thống kê, tại Hoa Kỳ, chỉ trong năm 2002 đã có 847 trường hợp ngộ độc có liên quan tới trúc đào.
- Theo tài liệu y học đã ghi: dù không ăn trực tiếp mà chỉ vô tình hít phải khói từ cây trúc đào bị đốt cũng sẽ gây ra những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe.
3) Các triệu chứng ngộ độc trúc đào
- Ngộ độc chất từ trúc đào gây ra các triệu chứng như: buồn nôn và nôn mửa dữ dội, tiêu chảy có thể ra máu.
- Người nhiễm độc trúc đào đầu tiên là nhịp tim nhanh, sau đó nhịp chậm dưới mức bình thường rồi loạn nhịp tim.
- Các chất độc từ trúc đào khi nhiễm vào cơ thể còn ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, làm da xanh tái và lạnh, nạn nhân đờ đẫn, run rẩy chân tay và các cơ, tai biến mạch máu, hôn mê và có thể dẫn tới tử vong.
- Nhựa trúc đào dính vào da còn gây viêm tấy và bỏng rát, sưng đỏ; dính vào mắt sẽ gây loét giác mạc, nếu bị nặng có thể dẫn đến mù mắt.
4) Xử trí lập tực tại chỗ nếu bị ngộ độc trúc đào
- Kích thích gây nôn cho bệnh nhân, nôn càng nhanh, càng nhiều, càng tốt, bằng cách móc họng hoặc cho bệnh nhân uống 1 - 2 ngụm nước muối pha thật mặn (nước muối bão hòa).
- Nếu nhựa hoặc nước chiết xuất lá cây trúc đào dính vào da hoặc mắt thì phải rửa ngay nước sạch, xối mạnh dưới vòi nước để tẩy sạch độc tố.
- Đưa ngay đến cơ sở y tế để rửa sạch ruột cho bệnh nhân, hồi sức và dùng thuốc giải độc khẩn cấp.
5) Phòng ngộ độc trúc đào
- Nên tìm hiểu, ghi nhớ và phổ biến cho mọi người biết về tính độc dược của cây trúc đào để cảnh giác đề phòng.
- Không nên trồng cây trúc đào ở trong vườn nhà, đề phòng trẻ em nghịch, bẻ lá và hoa trúc đào chơi mà vô tình gây ngộ độc.
- Không nên trồng trúc đào cạnh bờ ao, hồ hoặc cạnh giếng nước, bể nước, đề phòng lá và hoa trúc đào rơi rụng vào gây độc nguồn nước.
- Không tự ý dùng trúc đào để chữa bệnh mà nhất thiết phải hỏi và tư vấn của bác sĩ.
Bác sĩ Bùi Vũ Khúc
Tin cùng chuyên mục
- Sau khi lũ rút, làm gì để bảo vệ sức khoẻ? 12.09.2024 | 19:46 PM
- Vị thuốc quý từ cây hà thủ ô 14.06.2024 | 10:17 AM
- Vị thuốc quý từ cây hà thu ô 10.06.2024 | 08:25 AM
- “Thuốc” gì chữa bệnh tham - sân - si? (Kỳ 1) 12.01.2024 | 16:38 PM
- Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học tỉnh năm 2023 12.11.2023 | 21:13 PM
- Câu chuyện về “kẻ cắp” ánh sáng thầm lặng 18.03.2023 | 10:53 AM
- Rươi và những điều nên biết 29.11.2022 | 14:29 PM
- Dược phẩm Tâm Bình gặp mặt, tri ân nhà thuốc tỉnh Thái Bình 15.11.2022 | 20:11 PM
- Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sư 18.04.2022 | 09:00 AM
- Hậu Covid-19 có gây vô sinh? Di chứng hậu Covid-19 hay gặp và cách khắc phục 04.04.2022 | 08:09 AM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Kiến Xương
- Ra quân tuần tra kiểm soát vũ trang, phòng chống tội phạm
- Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh: Ban hành 2 Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh
- Quyết liệt xử lý các tồn tại để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình chậm tiến độ
- Thống nhất chủ trương tiếp nhận Dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J tại khu công nghiệp Hưng Phú, huyện Tiền Hải
- Thường trực HĐND tỉnh thống nhất thông qua kết quả thẩm tra các nội dung trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh
- Hội nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các anh hùng liệt sĩ