Dầu gió luôn cần có bên mình
Dầu gió hầu như ai cũng biết, ai cũng dùng, nhưng vấn đề là ở chỗ:
Lúc cần dùng thì phải có ngay, dùng ngay chứ chờ đi tìm, đi về nhà lấy hoặc đi mua thì còn nói làm gì.
Dầu gió được xem như một bảo bối dùng cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, bạn hãy luôn bỏ nó ở trong túi, khi cần thì có mà dùng ngay tức thì.
Thực tế có rất nhiều người khi trúng gió, trúng lạnh không có dầu gió mang theo hoặc không được sơ cứu kịp thời tại chỗ đã làm cho bệnh trở nặng thêm, có thể để lại di chứng và hệ lụy nghiêm trọng.
Nếu bạn hiểu rõ 5 câu hỏi dưới đây thì sẽ thấy dầu gió có giá trị đích thực.
I/ TẠI SAO LẠI GỌI LÀ DẦU GIÓ?
- Theo đông y, cơ thể chúng ta thường hay bị tam tà xâm nhập, đó là: Phong (gió) - hàn (lạnh) - thấp (ẩm ướt), gây ra các chứng sợ gió, sợ lạnh, sợ ẩm ướt, gây sổ mũi, nhức đầu, đau bụng, đau xương khớp, đau cơ, đau dây thần kinh...
- Từ đó ngành y, dược đã nghiên cứu và điều chế ra các loại tinh dầu để có được loại dược phẩm gọi chung là dầu gió, giúp đề phòng và chữa bệnh chủ yếu là do phong, hàn, thấp gây ra.
II/ THÀNH PHẦN CỦA DẦU GIÓ
- Có nhiều hãng sản xuất dầu gió khác nhau, lấy tên biệt dược khác nhau, thành phần khác nhau, tỷ lệ pha chế khác nhau
- Chung quy lại, các loại dầu gió đa phần là dùng một số tinh dầu chiết xuất từ nụ hoa đinh hương, từ lá cây bạc hà, từ lá cây khuynh diệp, quế, tràm, long não, hương nhu... thành phần có dùng như Menthol và Methylsalicylate cũng được chiết xuất từ tinh dầu bạc hà mà ra.
- Bên cạnh đó, tùy theo công thức gia truyền hoặc bản quyền của hãng mà người ta chế thêm tá dược.
- Có loại dầu gió chỉ có 1 thành phần, nhưng cũng có loại được phối hợp nhiều thành phần.
III/ TÁC DỤNG CỦA DẦU GIÓ
- Làm ấm cơ thể, dễ chịu, thông mũi...
- Trị cảm lạnh, cảm cúm, làm ra mồ hôi, chữa nhức đầu, ho, hắt hơi sổ mũi, đau khớp, đau cơ bắp, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau dây thần kinh, côn trùng đốt...
IV/ DÙNG DẦU GIÓ NHƯ THẾ NÀO?
1. Phòng bệnh:
- Để đề phòng trước khi tiếp xúc với gió - lạnh - ẩm thấp: Khi ta thấy sợ gió, sợ lạnh, sợ nước mà do yêu cầu công việc vẫn phải tiếp xúc thì nên dùng dầu gió là rất tốt. Dùng dầu gió sẽ có tác dụng phòng trúng gió, cảm lạnh, cảm cúm, phòng co thắt mạch máu não, co thắt mạch vành do gió, do lạnh đột ngột.
- Cách dùng: Trước khi ra tiếp xúc với gió, lạnh, nước lạnh nên xoa một chút dầu gió vào các điểm sau: Hai bên thái dương - Chân cánh mũi - Điểm giữa 2 cung lông mày - Đỉnh đầu - Điểm hõm dưới chân tóc 2 bên sau gáy - Vuốt dọc từ cằm theo cuống họng xuống đến hõm ức - Quanh rốn - Hai gan bàn chân.
2. Chữa bệnh:
- Dùng dầu gió chữa bệnh khi có phong - hàn - thấp xâm nhập vào cơ thể gây ra cảm cúm, cảm lạnh và các triệu chứng: Nhức đầu, ho, hắt hơi sổ mũi, đau khớp, đau cơ bắp, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau dây thần kinh hoặc côn trùng đốt...
- Cách dùng:
Nếu đau đầu thì xoa day dầu gió vào các điểm ở đầu, mặt, cổ như đã nói ở trên. Nếu đau bụng thì xoa day dầu gió ở bụng, quanh rốn và 2 gan bàn chân.
Nếu đau ở phần cơ, xương, khớp nào thì xoa day bấm tại chỗ đau đó.
V/ ĐẶC BIỆT LƯU Ý KHI DÙNG DẦU GIÓ
1. Không uống trực tiếp dầu gió - Không để dây lên mắt - Không xoa lên vết thương hở và chỗ da lở loét - Không dùng dầu gió khi cơ thể ra nhiều mồ hôi.
- Vì dầu gió đậm đặc rất nóng, gây bỏng niêm mạc mắt, miệng, dạ dày và ruột. Có thể gây tổn thương hệ hô hấp.
- Theo kinh nghiệm thực tế, nếu pha loãng dầu phật linh để súc họng rất an toàn và hiệu quả, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 (pha loãng 1 lọ dầu phật linh 1,5ml với 1 lít nước lọc, dùng súc họng 7 - 10 lần/ngày; mỗi lần súc họng cần lắc kỹ cho dầu tan trong nước).
2. Không dùng dầu gió cho trẻ dưới 24 tháng, phụ nữ có thai và người cao huyết áp. Với trẻ lớn hơn thì người lớn cần kiểm soát khi dùng để bảo đảm an toàn cho trẻ.
3. Không dùng dầu gió quá nhiều lần trong ngày.
Mỗi ngày chỉ xoa tối đa 4 lần dầu gió, không nên lạm dụng và phụ thuộc quá nhiều vào dầu gió, sẽ làm giảm tác dụng phòng chữa bệnh.
4. Xử lý tình huống do dầu gió gây ra như bỏng mắt, miệng, hầu họng, buồn nôn, mửa, lừ đừ, sau đó là co giật hôn mê, thậm chí là suy hô hấp nặng. Cần đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị.
Bác sĩ Bùi Vũ Khúc
Tin cùng chuyên mục
- Sau khi lũ rút, làm gì để bảo vệ sức khoẻ? 12.09.2024 | 19:46 PM
- Vị thuốc quý từ cây hà thủ ô 14.06.2024 | 10:17 AM
- Vị thuốc quý từ cây hà thu ô 10.06.2024 | 08:25 AM
- “Thuốc” gì chữa bệnh tham - sân - si? (Kỳ 1) 12.01.2024 | 16:38 PM
- Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học tỉnh năm 2023 12.11.2023 | 21:13 PM
- Câu chuyện về “kẻ cắp” ánh sáng thầm lặng 18.03.2023 | 10:53 AM
- Rươi và những điều nên biết 29.11.2022 | 14:29 PM
- Dược phẩm Tâm Bình gặp mặt, tri ân nhà thuốc tỉnh Thái Bình 15.11.2022 | 20:11 PM
- Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sư 18.04.2022 | 09:00 AM
- Hậu Covid-19 có gây vô sinh? Di chứng hậu Covid-19 hay gặp và cách khắc phục 04.04.2022 | 08:09 AM
Xem tin theo ngày
-
Khai mạc tuần du lịch tỉnh Thái Bình và khai trương phố đi bộ Đinh Tiên Hoàng
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị khai mạc Tuần du lịch tỉnh Thái Bình và khai trương phố đi bộ thành phố Thái Bình
- Thái Bình lựa chọn được nhà thầu xây dựng cao tốc Nam Định - Thái Bình với vốn đầu tư 19.784 tỷ đồng
- Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
- Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại biểu đến dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Tri ân sâu sắc các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc
- Tỉnh Trà Vinh đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, kỷ niệm 65 năm kết nghĩa Trà Vinh - Thái Bình
- Đoàn công tác tỉnh Thái Bình thăm Trường THCS Thái Bình tại huyện Càng Long
- Lãnh đạo 2 tỉnh Trà Vinh - Thái Bình dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Đền thờ Bác Hồ, Nghĩa trang liệt sĩ và Bia chiến thắng tỉnh Trà Vinh
- Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”