Dùng mật động vật như thế nào cho đúng?
Mật gấu.
1 - Trong mật động vật có những gì?
Mật động vật thường có chung các thành phần như:
- Các axít mật: đều được tổng hợp từ cholesterol, axít mật không có tác dụng trong sự tiêu hóa thức ăn.
- Muối mật: là thành phần duy nhất trong dịch mật có tác dụng tiêu hóa, bằng cách nhũ tương hóa các chất béo trong thức ăn để các enzyme lipase trong dịch tràng (ruột non) rồi phân giải và hấp thu. Ngoài ra tiêu hóa chất béo chung, muối mật cũng giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu A, D, E và K. Muối mật còn giúp cho cholesterol tan dễ dàng trong nước dịch mật, cản trở sự hình thành sỏi mật. Khi xuống đến hồi tràng, hầu hết muối mật được tái hấp thu trở lại vào máu rồi được đưa đến gan, chu trình ruột - gan.
- Sắc tố mật: chính là bilirubin liên hợp với a xít glucuronic, bilirubin diglucuronide. Sau khi được bài tiết bình thường vào ruột, sắc tố mật còn được biến đổi nhiều lần thành stercobilin, khiến phân có màu vàng. Khi bị tắc mật do viêm gan, sỏi mật, u đầu tụy... sắc tố mật không đi được xuống ruột mà bị hấp thu vào máu và bài tiết ra nước tiểu, khiến phân trắng (phân cò), da vàng, nước tiểu sậm vàng.
- Cholesterol trong dịch mật là nguyên liệu để sản xuất muối mật. Dịch mật còn là nơi để điều hòa lượng cholesterol đưa vào máu.
- Những thành phần khác có trong mật: Đa số các chất thải, chất độc, thuốc, hóa chất... được gan chuyển hóa, khử độc và được thải ra khỏi cơ thể qua hai đường chính là mật và nước tiểu. Ngoài ra mật còn chứa các vi sinh vật gây bệnh như giun sán, vi khuẩn, virus...
2 - Mật có tác dụng gì?
- Kích thích quá trình sản sinh các men tiêu hóa trong dịch tụy và dịch ruột, đồng thời hoạt hóa các men này.
- Giúp kích thích nhu động ruột từ đó tạo môi trường kiềm trong ruột, ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn lên phần trên của ruột non.
- Khi ăn uống, dịch mật sẽ được đẩy xuống tá tràng để làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Nếu không có dịch mật thì chất béo không được tiêu hóa, khiến cơ thể không thể hấp thu chất béo cũng như các vitamin tan trong dầu như A, D, E và K.
- Dịch mật còn hỗ trợ loại bỏ bớt các sản phẩm thoái hóa từ hồng cầu, hình thành nên màu sắc của mật.
- Nếu mắc một số bệnh như bị sỏi mật, dị dạng đường mật, khối u, phẫu thuật cắt túi mật... thì có thể dẫn đến hiện tượng ăn uống khó tiêu, chậm tiêu, chướng bụng.
Túi mật rắn sấy khô.
3 - Dùng mật động vật như thế nào cho đúng?
- Trong cuộc sống đã có nhiều người truyền miệng cho nhau rằng dùng các loài mật động vật có tác dụng bồi bổ và chữa được nhiều bệnh khác nhau... Bởi thế, nhiều người, đặc biệt là “cánh nhậu nhẹt” đã thi nhau nuốt sống hoặc uống vô tội vạ rượu có pha các loại mật động vật như mật bò tót, mật rắn, mật ba ba, mật rùa, mật trăn, mật mèo, mật khỉ..., thậm chí cả mật cá trắm và mật cóc với hy vọng rằng sẽ làm tăng cường sinh lực, cải thiện sức khỏe, giải rượu, giải độc và phòng, chống nhiều loại bệnh tật... Khẳng định đây là điều hoàn toàn sai lầm và hết sức nguy hiểm.
- Trong y dược học cổ truyền phương đông, nhiều loại mật động vật đã được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Ví như, mật cá trắm (thanh như đởm), kể cả cá trắm đen và cá trắm trắng, có vị đắng, tính hàn, được dùng để chữa các chứng bệnh như cổ họng sưng đau, đau mắt đỏ có màng, âm hộ sưng cứng như đá, đau nhức nhiều, trẻ em đờm dãi ủng trệ... Hoặc là mật trăn, còn gọi là nhiêm xà đởm hoặc mang xà đởm, vị ngọt đắng, tính lạnh, hơi độc, có công dụng làm sáng mắt và chữa mắt có màng, trừ cam, chống phù nề và giảm đau, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau mắt đỏ, mắt có màng, trẻ em da vàng, người gầy, bụng to, tiêu hóa không tốt, kèm theo nhọt lở chảy nước hoặc bị kiết lỵ, trĩ viêm loét, bị sưng đau răng lợi, lở loét, chảy máu, miệng hôi thối...
- Tuy nhiên, y học cổ truyền không bao giờ coi mật động vật là thuốc bổ mà đó chỉ là thuốc bệnh và khi dùng phải hết sức thận trọng về liều lượng, phương thức bào chế, cách sử dụng và nhất thiết phải có sự chỉ định, theo dõi của các thầy thuốc có chuyên khoa.
- Một số ít loại mật động vật như mật gấu, mật lợn... đã được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh tác dụng dược lý trên nhiều phương diện (tuy vậy cũng không dùng quá nhiều sẽ gây ngộ độc).
Ví như, mật gấu (hùng đởm) có công dụng chống co giật, giải độc, bảo hộ tế bào gan, trấn tĩnh, giảm ho, nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, giải nhiệt, giảm đau, kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi mật, kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, hạ máu và đường huyết...; mật lợn có công dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng thông tiện, kháng khuẩn, tiêu viêm...
- Còn lại, các loại mật động vật khác hầu như chưa được nghiên cứu kiểm chứng.
- Theo các nhà nghiên cứu, mọi dịch mật kể cả mật gấu, mật bò tót đều chứa axít có độc tố cao. Ngoài ra, trong dịch mật còn có thể chứa các kim loại nặng do loài vật ăn uống và đào thải qua mật.
- Nếu dùng mật động vật quá liều sẽ làm cho lượng mật trong cơ thể tăng cao hơn mức bình thường và dễ gây ngộ độc bởi trong mật có chứa axít. Ngoài ra, trong mật còn có muối kim loại, muối mật. Khi bài tiết, thận sẽ phải làm việc rất mệt mỏi để lọc các muối này. Nếu chức năng thận kém, muối mật, muối kim loại sẽ tích tụ lại gây viêm cầu thận, bể thận, hoặc lâu dài gây ra sỏi thận. Chưa kể trong một số loại mật còn chứa độc chất, như trong mật cá trắm có cyprinolsylfate, chất alcol steroid (5a-cyprinol), khi vào dạ dày, máu sẽ đi tới gan, thận gây suy gan, suy thận cấp; trong mật gấu chó, mật vịt có axít chenodeoxycholic gây viêm gan, xơ gan...; trong mật cóc có độc tố bufotoxin, catecholamin, indolealkylamin...
Tóm lại, khi sử dụng mật động vật phải hiểu rất rõ về nó và chỉ dùng với liều lượng nhất định để chữa bệnh chứ không dùng để bồi bổ sức khỏe. Nếu cần dùng thì phải hỏi tư vấn các bác sĩ có kinh nghiệm.
Bác sĩ Bùi Vũ Khúc
Tin cùng chuyên mục
- Sau khi lũ rút, làm gì để bảo vệ sức khoẻ? 12.09.2024 | 19:46 PM
- Vị thuốc quý từ cây hà thủ ô 14.06.2024 | 10:17 AM
- Vị thuốc quý từ cây hà thu ô 10.06.2024 | 08:25 AM
- “Thuốc” gì chữa bệnh tham - sân - si? (Kỳ 1) 12.01.2024 | 16:38 PM
- Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học tỉnh năm 2023 12.11.2023 | 21:13 PM
- Câu chuyện về “kẻ cắp” ánh sáng thầm lặng 18.03.2023 | 10:53 AM
- Rươi và những điều nên biết 29.11.2022 | 14:29 PM
- Dược phẩm Tâm Bình gặp mặt, tri ân nhà thuốc tỉnh Thái Bình 15.11.2022 | 20:11 PM
- Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sư 18.04.2022 | 09:00 AM
- Hậu Covid-19 có gây vô sinh? Di chứng hậu Covid-19 hay gặp và cách khắc phục 04.04.2022 | 08:09 AM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Kiến Xương
- Ra quân tuần tra kiểm soát vũ trang, phòng chống tội phạm
- Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh: Ban hành 2 Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh
- Quyết liệt xử lý các tồn tại để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình chậm tiến độ
- Thống nhất chủ trương tiếp nhận Dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J tại khu công nghiệp Hưng Phú, huyện Tiền Hải
- Thường trực HĐND tỉnh thống nhất thông qua kết quả thẩm tra các nội dung trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh
- Hội nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các anh hùng liệt sĩ