Bài thuốc từ mộc nhĩ - Tốt cho sức khỏe
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ là cái nấm, giống hình cái tai và mọc từ gỗ ra, nên gọi là mộc nhĩ.
Về dinh dưỡng, trong 100g mộc nhĩ khô có chứa một số chất dinh dưỡng với hàm lượng cụ thể như sau: Năng lượng 293,1kcal, chất đạm 10,6g, chất béo 0,2g, đường 65g, sắt 185mg, canxi 375mg, phốt pho 201mg, carotene 0,03%mg, chất xơ 5,8g.
Mộc nhĩ ăn rất lành và rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch. Khoa học y học đã chứng minh tác dụng của mộc nhĩ là chống oxy hóa, chống ung bướu, hạ đường máu, giảm mỡ máu, chống viêm, cầm máu, bảo vệ tim mạch. Theo đông y, mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh vị và đại tràng.
Chủ trị: Mát máu, trị tràng phong, lỵ ra máu, đái rắt ra máu, băng huyết, rò rỉ máu ở các mao mạch nhỏ khó cầm như ở mắt, đường tiết niệu, đường ruột, trĩ lở...
Tác dụng: Dưỡng huyết, thông mạch, bổ tim mạch, cầm chảy máu chảy rỉ rả. Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, thông tuyến nước mắt.
Mỗi ngày có thể ăn từ 10g đến tối đa là 30g mộc nhĩ khô. Không nên ăn mộc nhĩ tươi, dễ bị dị ứng hoặc đau bụng.
Giới thiệu bài thuốc gia truyền “Tứ vị súp nhĩ”
Thực chất là ứng dụng các tác dụng giảm mỡ máu, thông mạch, cầm máu... của mộc nhĩ, từ đó đông y đã nghiên cứu ra bài thuốc thực dưỡng làm món ăn, phòng và chữa bệnh, tốt cho sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bài thuốc thực dưỡng này nên ăn đều cứ 2 ngày ăn một lần, sẽ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giảm mỡ máu và thông mạch máu, phòng tai biến mạch máu não và phòng cơn đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim.
Bài thuốc đông y, có thể gia giảm vị, lượng cho phù hợp với mỗi người.
Khi chế biến, các bạn có thể điều chỉnh lượng tăng hoặc giảm chút ít cho phù hợp, mà không ảnh hưởng gì.
* Liều lượng và cách chế biến
- Mộc nhĩ khô 15g ngâm kỹ với nước lạnh, cắt bỏ gốc tai, bóp muối và dấm rửa thật sạch.
- Thịt nạc thăn 25g băm nhỏ xào với hành mắm cho vừa, thơm. Cung cấp dinh dưỡng và năng lượng, có thể cho nhiều hơn, nhưng vì ăn thường xuyên nhằm mục đích chữa bệnh, nên cũng không nên ăn nhiều thịt.
- Táo tàu 3 quả, có thể cho tới 5 quả, tùy theo người ăn nhiều, ăn ít. Táo có tác dụng bổ khí, dẫn huyết, nếu thay bằng táo đỏ càng tốt.
- Kỷ tử 10g (xúc lưng thìa canh). Kỷ tử có tác dụng bổ âm, bổ huyết.
- Có thể cho thêm 3 lát gừng mỏng càng tốt.
Tất cả cho vào xoong đổ 3 - 4 bát nước, đun nhỏ lửa khi cạn còn 1 bát, bắc ra múc ăn khi còn nóng.
Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên ăn mộc nhĩ. Những người có tính hàn lạnh, hay đầy bụng, đi ngoài lỏng không nên ăn mộc nhĩ.
Bác sĩ: Bùi Vũ Khúc
Tin cùng chuyên mục
- Sau khi lũ rút, làm gì để bảo vệ sức khoẻ? 12.09.2024 | 19:46 PM
- Vị thuốc quý từ cây hà thủ ô 14.06.2024 | 10:17 AM
- Vị thuốc quý từ cây hà thu ô 10.06.2024 | 08:25 AM
- “Thuốc” gì chữa bệnh tham - sân - si? (Kỳ 1) 12.01.2024 | 16:38 PM
- Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học tỉnh năm 2023 12.11.2023 | 21:13 PM
- Câu chuyện về “kẻ cắp” ánh sáng thầm lặng 18.03.2023 | 10:53 AM
- Rươi và những điều nên biết 29.11.2022 | 14:29 PM
- Dược phẩm Tâm Bình gặp mặt, tri ân nhà thuốc tỉnh Thái Bình 15.11.2022 | 20:11 PM
- Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sư 18.04.2022 | 09:00 AM
- Hậu Covid-19 có gây vô sinh? Di chứng hậu Covid-19 hay gặp và cách khắc phục 04.04.2022 | 08:09 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam