Thứ 6, 06/12/2024, 03:56[GMT+7]

Góc nhìn về chất lượng cuộc sống và phương pháp nâng cao chất lượng cuộc sống

Thứ 6, 24/02/2023 | 15:34:29
8,437 lượt xem

Ảnh minh họa.

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Có nhiều định nghĩa về chất lượng cuộc sống, tuy nhiên ở một góc nhìn có thể lấy thước đo định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức y tế thế giới (WHO) soi vào các tiêu chí từ đó đánh giá chất lượng cuộc sống.

Theo WHO, sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất - tinh thần - xã hội và không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh tật.

Để thoải mái toàn diện cả 3 yếu tố: tinh thần, thể chất và xã hội thì đúng là không hề đơn giản chút nào. Chất lượng cuộc sống, về thực chất cuối cùng cũng chỉ là để thỏa mãn 3 yếu tố thể chất, tinh thần và xã hội mà thôi.

1) Yếu tổ thể chất

Thể chất là chỉ chất lượng thân thể con người (bao gồm da, cơ, xương, khớp và cả lục phủ, ngũ tạng, ngũ quan). Thể chất là những đặc trưng về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và do điều kiện sống (bao gồm cả dinh dưỡng, lao động và tập luyện).
Thể chất tốt là nền tảng cho sức khỏe tốt, bởi lẽ cơ thể khỏe mạnh thì đẩy lùi bệnh tật (nhân cường thì tật nhược).
Thể chất tốt là chất lượng cuộc sống được nâng lên.

2) Yếu tố tinh thần

Ở mỗi con người, mọi thành tựu trong cuộc sống đều được xây dựng bằng sự nỗ lực của bản thân. Thành tựu không chỉ là kết tinh của sức lao động, sự đam mê và may mắn, mà thành tựu còn là sản phẩm của sự lạc quan, tin tưởng, của nghị lực sống, của ý chí không bao giờ chịu khuất phục, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ, nhằm tạo ra những giá trị hữu ích cho bản thân, cho gia đình và cho cộng đồng.

Nhân phẩm con người còn quý giá hơn cả tiền tài và danh vọng, xây dựng và giữ gìn được giá trị nhân phẩm tốt sẽ tạo ra sinh khí tinh thần và sẽ làm cho đậm đà thêm chất lượng cuộc sống.
Có tinh thần thoải mái, lạc quan là đã tiếp thêm sức khỏe và là nền tảng làm cho chất lượng cuộc sống được nâng lên.

3) Yếu tố xã hội

Xã hội phát triển, con người có việc làm, thu nhập ổn định, phù hợp cho mỗi người, sẽ tác động trực tiếp đến cả tinh thần và thể chất.

Xã hội có nền tảng pháp luật nghiêm minh, tạo sự bình an cho nhân dân thì quyền con người sẽ được bảo vệ, tinh thần được nâng cao, thể chất được ổn định, chất lượng cuộc sống sẽ được bảo đảm.

Phúc lợi xã hội, như học hành, khám chữa bệnh, nghỉ ngơi, du lịch, dưỡng lão... mà được bảo đảm ổn định và nâng cao chất lượng, tất nhiên sẽ nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

1) Thể chất tốt và chế độ ăn uống điều độ

Nếu duy trì ăn uống điều độ là đã nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ăn uống quá đà, quá độ, ăn uống mang tính đua đòi, học làm sang sẽ gây hậu quả xấu cho sức khỏe và sẽ làm giảm đi đáng kể chất lượng cuộc sống.

Ăn quá nhiều thịt dễ gây bệnh gút.

Ăn quá nhiều mỡ dễ gây gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, gây cao huyết áp, đột quỵ và tai biến.

Ăn quá nhiều đường gây rối loạn chuyển hóa đường, có thể là yếu tố thuận lợi cho bệnh tiểu đường.

Ăn quá nhiều cả đường, đạm, mỡ dễ gây thừa cân hoặc béo phì.

Ăn quá nhiều gia vị chua, cay, mặn, ngọt... dễ gây mắt cân bằng hàn nhiệt.

Tóm lại là: bệnh tại khẩu nhập, họa tại khẩu xuất. Khi cơ thể đã mắc bệnh thì không thể nói chất lượng cuộc sống tốt được.

2) Khám định kỳ theo dõi sức khỏe và tầm soát bệnh

Khôn ngoan nhất là làm xét nghiệm định kỳ bộ 3 chỉ số đường, đạm, mỡ; từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp cho sức khỏe.

Tùy theo lời khuyên của bác sĩ, có thể xét nghiệm tầm soát sớm ung thư đối với các bộ phận cơ thể như: dạ dày, đại tràng, tuyến giáp, gan, thận, phổi, tiền liệt tuyến, tử cung... hoặc chỉ định các cận lâm sàng khác.

Phát hiện sớm, chữa bệnh sớm thì chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn.

3) Giải tỏa tâm lý

Kinh phật hay dùng từ xả, từ buông bỏ, nhưng khoa học y học thì khẳng định rằng cần thực hiện biện pháp giải tỏa tâm lý để cân bằng trạng thái tinh thần, cân bằng âm dương... góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

4) Lao động và tập luyện

Chất lượng cuộc sống không chỉ biểu hiện đầy đủ về vật chất, mà nhu cầu con người cần phải thường xuyên lao động và tập luyện; tuy nhiên, đừng làm quá sức.

Cần phải hoạt động, lao động, luyện tập phù hợp trong suốt cả cuộc đời, khi còn có thể, sẽ góp phần cải tạo tốt hơn chất lượng cuộc sống.

5) Dùng pháp bổ dưỡng

Chất lượng cuộc sống được cải thiện khi ta có điêu kiện dùng thêm phương pháp bổ bằng cách:

- Xông hơi massage, day bấm huyệt đạo, châm cứu...

- Dưỡng da, dưỡng tóc, dưỡng mắt, dưỡng tâm...

- Dùng thuốc bổ dưỡng, rượu bổ, thực phẩm chức năng... với lượng thích hợp và phù hợp cho mỗi cơ thể.

Bác sĩ Bùi Vũ Khúc


  • Từ khóa

Lê tiến thịnh - 11 tháng trước

Chào bác sỹ e năm nay 34 tuổi mà bị mắc bệnh suy tim độ 4 cơ tim giãn hở van hai lá và van 3 lá nặng suy tim đợt cấp EF 13 mong bác sỹ tư vấn giúp

Tải thêm

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày