Thứ 7, 26/04/2025, 06:15[GMT+7]

Bệnh đau khớp gối - Làm gì để phòng và chữa?

Thứ 6, 14/07/2023 | 10:33:16
3,092 lượt xem

5. MỘT SỐ BÀI THUỐC GIA TRUYỀN CHỮA ĐAU KHỚP GỐI
Đối với viêm khớp, thoái hóa khớp, hoặc các chấn thương khớp gối sau khi đã chữa ổn định, bạn nên kết hợp các bài thuốc giới thiệu dưới đây sẽ có tác dụng điều trị hỗ trợ tốt cho khớp gối, chống xơ hóa, gai hóa, cứng khớp...
Đông y có rất nhiều vị thuốc, bài thuốc chữa đau khớp gối có nguồn gốc từ thảo dược. Ở bài viết này xin giới thiệu một vài bài thuốc đơn giản dễ sử dụng, đỡ tốn tiền nhưng có hiệu quả khá tốt; vừa có tác dụng chữa trị vừa có tác dụng phòng đau và thoái hóa khớp gối. Cả 3 bài thuốc giới thiệu dưới đây bạn có thể kết hợp đồng thời để tăng tác dụng chữa bệnh.

Thuốc đông y cơ bản là an toàn, tuy nhiên các bài thuốc có thể hợp với người này nhưng đôi khi lại không hợp với người kia, hoặc có những tác dụng phụ khác, vì vậy trong khi dùng thuốc nếu thấy những phản ứng bất thường thì dừng thuốc và xin tư vấn bác sĩ.

a. Bài thuốc ngâm chân:
Lấy 1 nắm lá trầu, lá lốt, đài bi, hương nhu, cỏ xước... (có thể thiếu một vài thứ lá cũng không sao) vài lát gừng, 1 nhúm muối cho vào nồi nước đun sôi kỹ, để chờ khi còn ấm thì ngâm chân cho ngập mắt cá, từ 30 - 40 phút (lưu ý nước nóng quá sẽ gây bỏng).

Ngâm thường xuyên, đặc biệt là vào mùa lạnh, nồm ẩm sẽ rất tốt.

Nếu có điều kiện có thể mua bột thuốc ngâm chân đông y bào chế sẵn.

b. Bài thuốc chườm đắp:
Lấy một nắm lá tươi: trầu không, lá lốt, đinh lăng, đài bi, gừng củ, húng chanh, hương nhu, lá bưởi... (có thể thiếu một vài loại lá cũng không sao); rửa sạch giã nhuyễn cho thêm chút rượu đem xào nóng lên, rồi cho vào túi vải buộc đắp chườm vào đầu gối 40 phút. Sau bỏ ra cho vào túi nilon để ngăn mát tủ lạnh, đến chiều đến tối lại xào và lại đắp vài lần trong ngày. Hôm sau làm mồi chườm mới. Chườm đến khi khỏi đau thì dừng (lưu ý tránh chườm nóng quá gây bỏng, hoặc có hiện tượng dị ứng mẩn ngứa tại chỗ đắp thì dừng đắp thuốc).

c. Bài thuốc uống:
(Giống bài thuốc chữa đau lưng đã giới thiệu kỳ trước).
- Các vị thảo dược gồm: cây cỏ xước, cây lá lốt, cây xấu hổ, lá đinh lăng, lá bồ công anh, đỗ đen xanh lòng, cỏ ngọt.

- Cách bào chế:
+ Lấy 5 thứ lá cây tươi, mỗi thứ khoảng 500g gồm (cỏ xước, lá lốt, đinh lăng, cây xấu hổ, bồ công anh). Nhặt bỏ lá úa, rửa sạch, phơi héo rồi cắt ngắn đem sao vàng hạ thổ, sau đó phơi tiếp cho thật khô rồi trộn lẫn đều, cho vào lọ kín để dùng dần. (có thể thiếu 1 - 2 loại lá cũng không sao).
+ Đỗ đen xanh lòng (500g) đem sao tới khi ruột vàng suộm. Để nguội cho vào lọ kín dùng dần.
+ Cỏ ngọt 100g (mua tại hiệu thuốc đông y, hoặc mua ở chợ thảo dược). Sao vàng cho vào lọ riêng để dùng dần.
Lưu ý: cỏ ngọt có độ ngọt rất cao nên chỉ dùng một lượng rất nhỏ. Cỏ ngọt dùng tốt cho người bệnh tiểu đường nên rất an toàn.

- Cách dùng:
+ Khi bị đau khớp gối (kể cả đau ở xương khớp khác như đau cổ vai gáy, đau đầu gối, đau chân tay, đau lưng).
+ Lấy 1 nắm gồm 5 loại cây (cỏ xước, lá lốt, đinh lăng, cây xấu hổ, bồ công anh) đã sao trộn đều.
+ Lấy 1 nắm đậu đen đã sao.
+ Lấy 1 nhúm nhỏ cỏ ngọt đã sao (khoảng 3 - 5g).
+ Tất cả cho vào ấm đổ 3 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi còn lại khoảng 3 lưng bát con.
+ Gạn ra để nguội uống 3 bữa (sáng, trưa, tối) trước mỗi bữa ăn 30 phút.
+ Uống hàng ngày cho tới khi hết đau thì dừng.
Lưu ý: Nếu uống thuốc mà thấy nóng nhiệt, hoặc đau dạ dày khó chịu thì dừng thuốc.

6. CÁC BÀI TẬP YOGA ĐỂ PHÒNG VÀ CHỮA ĐAU KHỚP GỐI

Có rất nhiều bài tập cho khớp gối, nhưng ở đây chỉ giới thiệu 3 bài tập đơn giản, dễ tập, tập ở đâu cũng được, nhưng cho hiệu quả nổi trội.

Mỗi lần tập cả 3 bài tập với tổng thời gian khoảng 20 - 30 phút, ngày tập từ 2 đến 3 lần, giúp lưu thông khí huyết, tăng cường dịch khớp, giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối.

Bài tập 1: ĐẠP XE
- Nằm ngửa trên thảm hoặc trên giường, 2 chân duỗi thẳng, 2 tay duỗi theo thân, 2 bàn tay úp xuống.
- Chống 2 chân lên, rồi nâng 2 cẳng chân lên vuông góc với đùi, thở đều và đạp guồng hờ 2 chân vào không khí như đang đạp xe vậy. Đạp xuôi nhiều lần rồi guồng đạp ngược lại nhiều lần.
- Đạp xong đặt chân xuống mặt thảm rồi duỗi thẳng 2 chân và rung 2 chân cho 2 gối rung rinh thả lỏng, thư giãn.
Ngày làm vài lần sẽ tác dụng hỗ trợ tốt cho khớp gối.

Bài tập 2: NGỒI RUNG và CO DUỖI KHỚP GỐI
Động tác 1:
- Ngồi trên thảm, lưng thẳng, 2 đầu gối gập lại cho 2 bàn chân áp vào nhau.
- Hai bàn tay nắm lấy 2 bàn chân giữ chặt, rung 2 đầu gối cho thư giãn.
Động tác 2:
- Ngồi trên thảm, hai chân mở hình chữ V, duỗi thẳng chân trên mặt thảm.
- Hai tay chống ngả ra sau, tạo cho thế ngồi vững.
- Rung rinh 2 chân cho khớp gối thả lỏng thư giãn.
- Chân phải co vào duỗi ra 10 lần.
- Chân trái co vào duỗi ra 10 lần.
- Duỗi 2 chân và rung rinh thả lỏng thư giãn khớp gối.

Bài tập 3: DAY BẤM
- Ngồi trên thảm, hai chân duỗi thẳng, hai chân mở hình chữ V.
- Hai tay chống ngả ra sau, tạo cho thế ngồi vững.
- Tay trái vẫn chống, tay phải áp lòng bàn tay vào xương bánh chè gối phải.
- Đẩy xương bánh chè xoay vòng tròn theo chiều kim đồng hồ 10 lần. Sau đẩy xoay ngược chiều kim đồng hồ 10 lần.
- Đẩy xương bánh chè sang trái, sang phải, lên trên, xuống dưới 10 lần.
- Dùng đầu ngón tay cái day mặt trong gối, dùng 4 đầu ngón tay còn lại day mặt ngoài gối. Day bóp từ trên gối đến ngang gối và xuống dưới đầu gối

* Đổi tay phải chống ra sau và tay trái day bấm cho gối trái
* Chống hai tay ra sau, duỗi hai chân rung rinh thả lỏng, thư giãn khớp gối và kết thúc bài tập.

Bác sĩ Bùi Vũ Khúc

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày