Mướp đắng - Món ăn ngon, thuốc chữa bệnh nhưng hãy thận trọng khi dùng
Theo đông y, mướp đắng có tên là khổ qua, có vị đắng, tính lạnh (hàn), có công dụng thanh nhiệt, làm thanh tâm can (mát tim gan), sáng mắt, nhuận tràng, chống béo phì, hạ huyết áp và chữa bệnh tiểu đường. Hạt của quả mướp đắng còn có công dụng bổ thận tráng dương. Mướp đắng có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều cho hiệu quả tốt.
Nghiên cứu tây y, mướp đắng được cho là hoạt động như một chất chống oxy hóa và chứa các đặc tính chống viêm, chống ung thư, chống tiểu đường, kháng khuẩn, chống thừa cân, béo phì và điều hòa miễn dịch.
MƯỚP ĐẮNG CHỮA ĐƯỢC BỆNH GÌ VÀ CÁCH DÙNG
Theo kinh nghiệm y học cổ truyền, mướp đắng có tác dụng chữa khá nhiều bệnh, tuy nhiên ở bài viết này chỉ nêu tác dụng hỗ trợ của mướp đắng đối với một số bệnh nhất định:
1. Những bệnh thuộc về nhiệt (nóng) như: mụn nhọt, rôm sẩy, viêm đường tiết niệu, đau mắt đỏ, sốt cao... Dùng mướp đắng có tác dụng rất tốt.
Cách dùng:
- Xay sinh tố 1 quả mướp đắng tươi (bỏ hạt). Chắt lấy nước pha chút muối uống, bã xoa đắp lên vùng da rôm mẩn ngứa.
- Cách dùng đơn giản nhất: mỗi ngày dùng khoảng 15 - 20 gam mướp đắng khô pha uống như nước trà.
2. Hỗ trợ bệnh tiểu đường:
- Nghiên cứu sơ bộ về các hợp chất được tìm thấy trong mướp đắng có thể có tác dụng tương tự như chất insulin (insulin là một hormone của tuyến tụy, chịu trách nhiệm điều tiết lượng đường ở trong máu). Vì thế, người ta thấy rằng mướp đắng có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Ăn mướp đắng sẽ giúp các tế bào của cơ thể sử dụng đường glucose một cách hiệu quả và vận chuyển đường dễ dàng hơn đến tích lũy ở cơ bắp và gan.
- Người ta cũng phát hiện ra rằng mướp đắng có chứa chất lectin, giúp làm giảm nồng độ glucose trong máu, thông qua việc tác động lên các mô ngoại vi, từ đó ngăn chặn sự thèm ăn.
- Tuy có những tác dụng làm giảm đường máu nhưng mướp đắng chưa được coi là thuốc chữa bệnh tiểu đường, mà nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Cách dùng đơn giản nhất: mỗi ngày dùng khoảng 15 - 20 gam mướp đắng khô pha uống như nước trà.
3. Hỗ trợ điều trị máu mỡ cao, bệnh béo phì:
- Mướp đắng góp phần kiểm soát cholesterol máu, làm giảm các mảng mỡ bám vào thành động mạch.
- Mướp đắng giảm cân: Vì mướp đắng có hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu chất xơ, là một lựa chọn lý tưởng trong chế độ ăn kiêng giảm cân của nhiều người.
- Cách dùng đơn giản nhất:
+ Mỗi ngày dùng khoảng 15 - 20 gam mướp đắng khô pha uống như nước trà.
+ Chế biến mướp đắng tươi thành các món ăn như: mướp đắng nhồi thịt nạc nấu nhừ, nộm ruốc mướp đắng, canh tôm mướp đắng, mướp đắng xào...
4. Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp:
- Mướp đắng có tác dụng giảm huyết áp (dùng tốt cho những bệnh nhân huyết áp cao). Tuy nhiên, nếu ăn mướp đắng quá nhiều sẽ dẫn đến hạ huyết áp, gây đau đầu, chóng mặt.
- Cách dùng đơn giản nhất: mỗi ngày dùng khoảng 15 - 20 gam mướp đắng khô pha uống như nước trà.
5. Một số món ăn từ mướp đắng:
Ngoài việc thái phơi khô, nấu nước uống hàng ngày để hỗ trợ chữa một số bệnh như đã nêu trên, mướp đắng còn được chế biến thành các món ăn bổ dưỡng như xào với trứng, nhồi thịt hầm, ăn sống kèm với ruốc thịt... Tuy nhiên, mỗi tuần cũng chỉ nên ăn 2 - 3 lần chứ không nên ăn quá nhiều.
THẬN TRỌNG KHI DÙNG MƯỚP ĐẮNG
1. Đối với những người có huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng mướp đắng, nếu ăn nhiều dễ gây tụt huyết áp.
2. Những người hay bị đau đầu không nên ăn mướp đắng bởi trong quả và hạt mướp đắng có thành phần chất vicine có thể gây ngộ độc với những người nhạy cảm. Triệu chứng ngộ độc thường là đau đầu, đau co thắt vùng bụng, nôn ọe...
3. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên ăn mướp đắng. Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và có thể dẫn đến sảy thai hoặc đẻ non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt từ mướp đắng có thể được truyền qua sữa mẹ sang con.
4. Người mắc bệnh tiêu hóa. Với người đang bị đi ngoài, rối loạn tiêu hóa do lạnh, phân lỏng thì không nên ăn mướp đắng vì sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn.
5. Người bị bệnh gan, thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi, chướng bụng và tích lũy chất độc hại.
Bác sĩ Bùi Vũ Khúc
Tin cùng chuyên mục
- Sau khi lũ rút, làm gì để bảo vệ sức khoẻ? 12.09.2024 | 19:46 PM
- Vị thuốc quý từ cây hà thủ ô 14.06.2024 | 10:17 AM
- Vị thuốc quý từ cây hà thu ô 10.06.2024 | 08:25 AM
- “Thuốc” gì chữa bệnh tham - sân - si? (Kỳ 1) 12.01.2024 | 16:38 PM
- Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học tỉnh năm 2023 12.11.2023 | 21:13 PM
- Câu chuyện về “kẻ cắp” ánh sáng thầm lặng 18.03.2023 | 10:53 AM
- Rươi và những điều nên biết 29.11.2022 | 14:29 PM
- Dược phẩm Tâm Bình gặp mặt, tri ân nhà thuốc tỉnh Thái Bình 15.11.2022 | 20:11 PM
- Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sư 18.04.2022 | 09:00 AM
- Hậu Covid-19 có gây vô sinh? Di chứng hậu Covid-19 hay gặp và cách khắc phục 04.04.2022 | 08:09 AM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám