Thứ 6, 25/04/2025, 11:56[GMT+7]

Biết cân bằng cuộc sống sẽ cho ta sức khỏe tuyệt vời

Chủ nhật, 12/11/2023 | 06:21:20
2,634 lượt xem

Ảnh minh họa.

Âm Dương giữ cân bằng cho trời đất

Cái cân giữ thăng bằng cho xã hội vật chất bao la

Con người giữ cân bằng bởi chính bản thân ta

Đừng để mất cân bằng - bạn hãy ghi nhớ lấy.

THẬT VẬY

1) Vũ trụ bao la, nếu không có sự “cân bằng” về lực hút đẩy tương đối của các thiên thể, ắt sẽ có sự va chạm rồi vỡ vụn tan tành.

2) Trong quá trình vận động của vũ trụ, Thái cực phân ra Lưỡng nghi Âm và Dương; âm biểu thị bằng nét đứt ( - - ) dương biểu thị bằng nét liền ( - )

Hai khí Âm và Dương hoàn toàn không tách rời nhau mà luôn xoay quanh trục “cân bằng” và chuyển hóa, tác động qua lại. Âm cực thì sinh Dương, Dương cực thì sinh Âm; rồi lại quay trở về “cân bằng” âm dương để chuyển vòng sinh khí mới.
Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng, rồi Tứ tượng lại sinh ra Bát quái, đó là thể hiện quá trình biến đổi không ngừng theo chu trình của vũ trụ: (Sinh - Trụ - Dị - Diệt) và sự tạo lập ra khí tiết bốn mùa (Xuân - Hạ - Thu - Đông); rồi lại phân chia tiếp ra các tiết khí nhỏ hơn như (đầu xuân, giữa xuân, cuối xuân; đầu hạ, giữa hạ, cuối hạ; lập thu, thu phân, cuối thu; lập đông, đông chí, cuối đông).

Các khí tiết của năm được “cân bằng” giữa mùa hè (nóng) với mùa đông (lạnh), còn mùa xuân (ấm áp) “cân bằng” với mùa thu (mát mẻ).

3) Nếu nói về các vật dụng như: máy bay, ô tô, ngôi nhà, cây cầu, con thuyền, rồi các loài thiên cầm, chim muông, kể cả cánh diều sáo vi vu... nếu không có sự “cân bằng”, ắt sẽ đâm đầu xuống đất mà nổ tung, mà tan xác hoặc là đổ vỡ đắm chìm.

4) “Cân bằng” Âm và Dương đã trở thành một học thuyết vô cùng quan trọng, phục vụ đắc lực cho khoa học và đời sống xã hội loài người, đặc biệt là ứng dụng trong đông y.

5) Đối với con người:

- Nếu không giữ được “cân bằng” âm dương, “cân bằng” hàn nhiệt, “cân bằng” tạng phủ... thì sẽ phát sinh ra bệnh tật, nan y.

- Sức khỏe chính là sự “cân bằng” về thể chất, “cân bằng” về tinh thần và “cân bằng” về các mối quan hệ xã hội của mỗi con người.

+ Chỉ cần “mất cân bằng” chuyển hóa trong cơ thể, sẽ dẫn đến rối loạn: đường, đạm, mỡ, chất khoáng; từ đó sinh ra đủ các thứ bệnh (không béo phì thì suy dinh dưỡng, không gan nhiễm mỡ thì tiểu đường, không bệnh gút thì mỡ máu, rồi kéo theo đủ các chứng như: mờ mắt, ù tai, chóng mặt, tê bì...).

+ Chỉ cần “mất cân bằng” giữa hàn (lạnh) và nhiệt (nóng); “mất cân bằng” về sự lưu thông khí huyết là sinh ra sưng phù, đau nhức, hoặc nặng hơn là tai biến đột quỵ.

+ Chỉ cần “mất cân bằng” trong quan hệ giữa bố mẹ, anh em, con cái, vợ chồng, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp... là sẽ sinh ra đau đầu mệt mỏi, nặng hơn thì trầm cảm hoặc tâm thần.

+ Chỉ cần “mất cân bằng” trong ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ... là cuộc sống đã đảo lộn hết cả rồi.

Lấy ví dụ đơn giản: Huyết áp nếu “cân bằng” bình thường là ở mức 120/70mmHg. Nếu vượt trên 140/90mmHg là bệnh cao huyết áp. Nếu tụt dưới mức 90/40mmHg là bệnh huyết áp thấp.

6) Đối với xã hội:

- Nếu “cân bằng” các mối quan hệ trong xã hội, sẽ tạo ra sự ổn định, bền vững và phát triển.

- Nếu “mất cân bằng” các quan hệ xã hội, sẽ gây náo loạn, mất ổn định, lo sợ, hoảng loạn, bất an... cán cân công lý bị ngả nghiêng.

- Nếu mất “cân bằng” rác thải, nước thải, khí thải, sẽ gây ô nhiễm môi trường.

TÓM LẠI

- Tất cả các sự vật, hiện tượng đều phải lấy “cân bằng” để làm trụ, làm điểm tựa.

- Tất cả mọi mối họa từ thiên nhiên, từ con người, hoặc sự rối loạn trong xã hội, đều do “mất cân bằng” gây nên.
- Con người khỏe mạnh hay ốm yếu cũng đều ở hai chữ “cân bằng” mà ra.

Muốn giữ được sức khỏe thì phải biết ăn uống, làm việc, vui chơi, luyện tập, sinh hoạt, quan hệ một cách vừa chừng.

Bác sĩ Bùi Vũ Khúc

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày