Rửa mặt bằng nước lạnh hay nước nóng tốt hơn?
Rửa mặt là để rửa sạch bụi bẩn và các chất lạ trên da mặt. Vì vậy, trong trường hợp bình thường, bạn hãy sử dụng nước ấm để giúp lỗ chân lông mở ra và làm sạch dầu thừa, bụi bẩn trong nang lông. Dầu và bụi bẩn trên mặt có thể được hòa tan. Sau đó dùng sữa rửa mặt có tác dụng loại bỏ lớp biểu bì bong ra khỏi da mặt. Tuy nhiên, bạn không nên rửa mặt bằng nước quá nóng trong thời gian dài có thể gây tổn thương nhiệt nhẹ cho da.
Khi da đỏ bừng, dị ứng, thời tiết nắng nóng, bạn có thể rửa mặt bằng nước lạnh hoặc nước mát hoặc thoa nước lên mặt để làm co các mạch máu trên da, giảm tiết dịch do tổn thương da và làm chậm sự gia tăng nhiệt độ của da do các tình trạng viêm nhiễm khác nhau.
Nên lưu ý rằng rửa mặt bằng nước lạnh không có tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông liên tục. Ngoài ra, độ hòa tan của các chất tan trong nước còn phụ thuộc vào nhiệt độ của dung dịch. Nhiệt độ của dung dịch càng cao thì càng hòa tan được nhiều chất tan. Do đó, nước quá lạnh không đủ mạnh để hòa tan và làm sạch dầu mỡ và bụi bẩn trên mặt.
Những người có loại da khác nhau cần nhiệt độ nước rửa mặt khác nhau.
- Da dầu, da hỗn hợp, da nhạy cảm nên rửa mặt bằng nước ấm, nhiệt độ khoảng 35 độ C. Nhiệt độ này có thể làm sạch hiệu quả các lỗ chân lông trên mặt và dầu mỡ lẫn bụi bẩn mà không làm bỏng da.
- Da khô nên rửa mặt bằng nước lạnh. Vì da khô tiết ra ít dầu hơn nên nếu chọn rửa mặt bằng nước nóng sẽ dễ làm tổn thương da mặt, khiến da ngày càng khô. Nước lạnh không có nghĩa là nước có nhiệt độ cực thấp. Đặc biệt vào mùa Đông lạnh giá, nhiệt độ nước phải đủ để da mặt cảm thấy dễ chịu.
Dù rửa mặt bằng nước lạnh hay nước nóng, bạn cũng nên lưu ý:
1. Không lau mặt thật mạnh bằng khăn sau khi rửa mặt. Điều này sẽ gây tổn thương cho da mặt.
2. Không chỉ tập trung làm sạch vùng má mà bỏ bê việc làm sạch trán, hàm dưới, sau tai và các bộ phận khác.
3. Rửa mặt quá nhiều lần không cần thiết. Bạn chỉ nên rửa mặt hai lần một ngày là đủ.
4. Bác sĩ da liễu khuyến cáo mọi người nên rửa mặt trước 10h dù không trang điểm hay thức rất khuya.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Sau khi lũ rút, làm gì để bảo vệ sức khoẻ? 12.09.2024 | 19:46 PM
- Vị thuốc quý từ cây hà thủ ô 14.06.2024 | 10:17 AM
- Vị thuốc quý từ cây hà thu ô 10.06.2024 | 08:25 AM
- “Thuốc” gì chữa bệnh tham - sân - si? (Kỳ 1) 12.01.2024 | 16:38 PM
- Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học tỉnh năm 2023 12.11.2023 | 21:13 PM
- Câu chuyện về “kẻ cắp” ánh sáng thầm lặng 18.03.2023 | 10:53 AM
- Rươi và những điều nên biết 29.11.2022 | 14:29 PM
- Dược phẩm Tâm Bình gặp mặt, tri ân nhà thuốc tỉnh Thái Bình 15.11.2022 | 20:11 PM
- Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sư 18.04.2022 | 09:00 AM
- Hậu Covid-19 có gây vô sinh? Di chứng hậu Covid-19 hay gặp và cách khắc phục 04.04.2022 | 08:09 AM
Xem tin theo ngày
- Đảng ủy Quân sự tỉnh: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội: Tiếp xúc cử tri tại huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Cử tri quan tâm đến việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực phát triển
- Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự hội nghị triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- Bế mạc kỳ họp thứ tám Quốc hội khoá XV
- Trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 cho 36 thanh niên xuất sắc tiêu biểu