Bài thuốc xông giải cảm cúm
Trong Đông y, xông là bài thuốc để điều trị cảm cúm, đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng... Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh chứ không làm hết bệnh.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, tư vấn một số bài thuốc xông, như sau:
Sả, gừng
Trong Đông y, sả vị cay, tính ấm, tác dụng sát trùng, tiêu đờm, sát khuẩn, thông tiểu, chữa cảm cúm. Gừng chứa chất chống oxy hóa, kháng viêm, giúp kích thích tiêu hóa và giảm những cơn đau nhức hiệu quả.
Để xông, bạn dùng cỏ sả, lá bưởi, hương nhu, lá chanh, cúc tần, bạch đàn, mỗi loại một nắm, đun sôi làm thuốc uống và xông, đắp chăn cho ra mồ hôi. Có thể thêm một ít muối trắng để sát khuẩn.
Theo khuyến cáo, xông hơi toàn thân có thể thực hiện tuần 2-3 lần, xông hơi bộ phận có thể làm 3-4 lần mỗi tuần.
Tía tô
Tía tô vị cay, tính ấm, vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Bạn dùng lá tía tô đã rửa sạch, nấu cùng sả, muối trắng để xông, giải cảm.
Ngoài ra, uống nước lá tía tô hoặc thái nhỏ trộn cháo nóng ăn, đắp chăn nằm nghỉ cho ra mồ hôi cũng làm giảm mệt mỏi, ho, sốt.
Lá chanh, bạc hà, kinh giới
Người dân có thể sử dụng lá chanh, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ, bỏ chung vào nồi làm dược liệu xông.
Bạn bổ sung thêm gừng tươi để giải độc, thông mũi họng hoặc sả để sát khuẩn, trị cảm, nhức đầu, sổ mũi...
Phơi khô tía tô, vỏ bưởi, hương nhu, sả... để dùng xông. Ảnh: Thư Anh
Trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Không tắm ngay sau khi xông. Nếu xông toàn thân, nơi xông phải kín gió. Khi mồ hôi đã ra nhiều ướt áo thì ngừng xông, lau khô người, thay áo, đắp chăn nằm nghỉ. Xông đầu mặt cũng tương tự, nhưng chỉ cần phủ khăn vùng đầu mặt. Sau khi xông lau khô vùng đầu mặt.
Thời gian mỗi lần xông khoảng 20 phút. Sau khi xông xong lau khô, giữ ấm và tránh gió. Không nên lạm dụng và nên dừng lại khi thấy khó thở, tức ngực, choáng váng. Người già yếu, có bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể... khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh ngã.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Sau khi lũ rút, làm gì để bảo vệ sức khoẻ? 12.09.2024 | 19:46 PM
- Vị thuốc quý từ cây hà thủ ô 14.06.2024 | 10:17 AM
- Vị thuốc quý từ cây hà thu ô 10.06.2024 | 08:25 AM
- “Thuốc” gì chữa bệnh tham - sân - si? (Kỳ 1) 12.01.2024 | 16:38 PM
- Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học tỉnh năm 2023 12.11.2023 | 21:13 PM
- Câu chuyện về “kẻ cắp” ánh sáng thầm lặng 18.03.2023 | 10:53 AM
- Rươi và những điều nên biết 29.11.2022 | 14:29 PM
- Dược phẩm Tâm Bình gặp mặt, tri ân nhà thuốc tỉnh Thái Bình 15.11.2022 | 20:11 PM
- Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sư 18.04.2022 | 09:00 AM
- Hậu Covid-19 có gây vô sinh? Di chứng hậu Covid-19 hay gặp và cách khắc phục 04.04.2022 | 08:09 AM
Xem tin theo ngày
-
Công bố nghị quyết, quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và công tác cán bộ
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 5 nghị quyết
- Bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ chín, Quốc hội khóa XV
- Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị triển khai cuộc kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- UBND tỉnh làm việc với các nhà đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Kỳ họp bất thường lần thứ chín: Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp Nhật Bản