Chủ nhật, 23/02/2025, 12:57[GMT+7]

Máy móc chạy lâu tra dầu bôi nhớt, người thoái hóa xương khớp tra gì? (Tiếp theo và hết)

Thứ 2, 17/02/2025 | 10:05:28
517 lượt xem

Ảnh minh họa.

2) Thường là từ độ tuổi trung niên trở về sau, nếu thấy có đau mỏi khớp, có tiếng kêu lục cục, lạo xạo khi vận động ổ khớp; nặng hơn thì có thể cứng khớp hoặc sưng đau và biến dạng khớp (đó chính là biểu hiện của thoái hóa xương khớp). Nên đi khám kiểm tra và chữa trị.

3) Làm gì để phòng thoái hóa xương khớp? 

Để khớp xương bền bỉ dẻo dai: 

+ Đừng làm việc nặng, chơi nặng, quá sức ko dài, không phù hợp với độ tuổi. 

+ Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin... 

+ Bổ sung đều đặn canxi thông qua việc ăn đồ ăn giàu canxi, hoặc uống viên canxi theo hướng dẫn của thầy thuốc. 

+ Tập luyện thường xuyên, đúng phương pháp ngay từ khi còn trẻ là biện pháp rẻ tiền và hữu hiệu nhất.  

4) Chữa gì khi thoái hóa khớp xương đã gây đau, cứng? 

- Nên đi khám bệnh, chụp và siêu âm ổ khớp, sẽ phát hiện được hình ảnh thoái hóa xương khớp. 

- Nghe tư vấn và chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp. 

- Tạm dừng ngay lập tức, hoặc thôi làm các việc nặng, các môn tập nặng, chơi nặng. 

- Đông y có nhiều phương pháp điều trị khá hiệu quả cho bệnh xương khớp như: 

+ Dùng thuốc uống. 

+ Thuốc đắp. 

+ Thuốc xoa bóp. 

+ Châm cứu. 

+ Xoa bóp bấm huyệt. 

+ Điện xung

5) Thoái hóa khớp kiêng ăn gì? 

+ Thực phẩm nhiều đường. 

+ Thực phẩm nhiều muối. 

+ Các loại thịt đỏ nói chung (đặc biệt kiêng thịt chó). 

+ Kiêng kỹ các món ăn như: Lươn, chạch, cua, ốc, ếch, rươi. 

+ Lúa mạch, lúa mì. 

+ Đồ ăn đóng hộp.  

+ Các đồ ăn chiên xào, nướng. 

+ Bia, nước có ga. 

Các loại thực phẩm nêu trên nếu ăn uống nhiều có thể gây ra cho khớp những cơn đau tồi tệ và gia tăng tình trạng viêm khớp.

6) Thoái hóa khớp nên ăn gì? 

+ Nhiều rau xanh. 

+ Cà rốt, gấc, bí đỏ.  

+ Cá và dầu cá. 

+ Món ăn có nghệ, gừng, tỏi.

7) Thoái hóa khớp nên uống gì? 

- Uống sữa giàu canxi. 

- Uống thuốc glucosamine.  

+ Tại Việt Nam, glucosamine được xem là thuốc điều trị chứ không phải thực phẩm chức năng. Glucosamine được chỉ định với mục đích “Giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình”. Việc sử dụng glucosamine trong điều trị viêm thoái hóa khớp ở các vị trí khác ngoài khớp gối không được khuyến cáo. 

+ Dùng glucosamine cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cho phù hợp với từng giai đoạn bệnh và từng bệnh nhân, không dùng tùy tiện.

- Uống cao 

+ Theo đông y thì cao hổ cốt và cao ngựa bạch là 2 loại cho tác dụng khá đặc hiệu với bệnh thoái hóa xương khớp. (Bổ dương, trục phong hàn, giảm đau, làm mạnh gân cốt, trừ thấp; thường được dùng để chữa các chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể…

 (Không khuyến cáo dùng vì vi phạm luật bảo vệ động vật quý hiếm). Tuy nhiên, xương của các loài ngựa khác, nấu cao dùng vẫn cho tác dụng khá tốt, nhưng không tốt bằng cao ngựa bạch. 

+ Các loại cao nấu từ các vị thuốc thảo dược, trị đau xương khớp mang lại hiệu quả tương đối tốt, tùy theo từng bệnh nhân cụ thể.

Nên dùng theo sự chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ đông y.  

Bác sĩ Bùi Vũ Khúc  


Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày