Làm giàu từ nghề thu gom phế liệu
Vận hành máy ép nhựa.
Chúng tôi đến thăm cơ sở kinh doanh phế liệu của gia đình ông Nguyễn Văn Thường, thôn Ðức Lân, xã Vũ Hội (Vũ Thư) vào một chiều tháng 5. Dưới cái nắng lên tới 38OC, nhân công của xưởng vẫn đều tay làm việc. Vừa phân loại nhựa, chị Trương Thị Hải chia sẻ: Chồng tôi mất sớm, một mình nuôi 2 con nhỏ ăn học. Thấy hoàn cảnh của tôi khó khăn, không đủ nuôi các con ăn học ông Thường đã nhận vào làm và trả 2,7 triệu đồng/tháng. Vào ngày mùa hay những lúc con ốm, tôi nghỉ làm, ông không trách mắng mà ngược lại còn động viên tôi vượt qua. Chị Phạm Thị Nguyệt, một nhân công khác của cơ sở cho biết: Nhân công ở đây chủ yếu là những người lớn tuổi, không xin được việc ở các khu công nghiệp, những người có hoàn cảnh khó khăn. Ðiển hình như anh Nguyễn Văn Thức, quê ở Lâm Ðồng ra Bắc lập nghiệp; trong tay không mảnh đất cắm dùi, không có kinh nghiệm làm việc vậy mà ông Thường vẫn nhận về dạy nghề và tạo việc làm. Nhờ thế mà anh Thức đã xây dựng gia đình ổn định trên quê hương mới. Quý trọng và biết ơn những tình cảm của ông Thường, không ai bảo ai mọi người đều tự giác làm việc, đi về đúng giờ nên cả cơ sở có tới 16 nhân công mà không cần người quản lý.
Tập kết nhựa phế liệu.
Với gương mặt đen xạm, dạn dày sương gió, ông Thường kể: Năm 1982, sau khi rời quân ngũ trở về địa phương xây dựng kinh tế, khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng, ông bôn ba khắp nơi làm đủ nghề với quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Một lần, chở hàng phế liệu sang Cổ Lễ (Trực Ninh, Nam Ðịnh), ông học được quy trình tái chế phế liệu.
Năm 2007, cùng với số vốn tích góp được sau hơn 20 năm bươn trải, ông thế chấp tài sản vay của ngân hàng thêm 200 triệu đồng mua máy sơ chế nhựa và mở cơ sở sản xuất. Những ngày đầu, trên chiếc xe “cà tàng” ông đi khắp nơi thu mua phế liệu. Nguồn hàng khan hiếm, để có hàng ông phải đặt tiền trước ở những nơi có nguồn hàng. Trong công việc, ông luôn giữ chữ tín, trở thành khách quen thuộc của các điểm thu gom phế liệu không chỉ trong tỉnh mà còn ở cả các tỉnh lân cận như Nam Ðịnh, Hải Phòng, Hải Dương… Lưng vốn mỏng nên bán hàng tới đâu ông Thường lại quay vòng vốn đầu tư mua phế liệu tới đó. Sau vài năm hoạt động, lượng hàng ngày càng nhiều trong khi diện tích mặt bằng hẹp, ông Thường quyết định đầu tư mua thêm 900 m2 đất liền kề để mở rộng mặt bằng kinh doanh.
Nhựa đã qua sơ chế.
Ðến nay, cơ sở tái chế nhựa của ông Thường hoạt động ổn định, với tổng số vốn đầu tư trên 2 tỷ đồng. Mỗi tháng ông nhập về 25 tấn nhựa phế liệu của hơn 30 điểm trong tỉnh và hàng trăm điểm ở Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An. Mỗi năm, trừ chi phí gia đình ông thu lãi hơn 250 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, cơ sở của ông Thường còn tạo việc làm thường xuyên cho 16 lao động với mức thu nhập từ 2,5 -3 triệu đồng/người/tháng.
Mặc dù thu mua với số lượng nhựa lớn, nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu của ông Thường vẫn bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần tiết kiệm nguồn nguyên liệu nhựa. Ông Thường cho biết thêm: Thời gian tới, ông dự định mở rộng quy mô từ thu mua và sơ chế sang tái chế nhựa, sản xuất ra các mặt hàng để phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, ông còn gặp khó khăn về vốn, mặt bằng kinh doanh và khoa học kỹ thuật. Ông mong muốn được sự giúp đỡ của các cấp, ngành tạo điều kiện nhất là về nguồn vốn vay.
Bài, ảnh: Bích Liễu
Tin cùng chuyên mục
- Nghị lực người lính Cụ Hồ 10.12.2024 | 10:47 AM
- Ông Chọn say mê làm việc thiện 15.05.2024 | 08:42 AM
- Nghị lực vươn lên của cô gái một chân 24.08.2023 | 09:38 AM
- Người thương binh hơn 30 năm canh giấc ngủ cho đồng đội 20.07.2023 | 09:14 AM
- Những người “làm dâu trăm họ” ngành y 30.06.2023 | 10:09 AM
- Người truyền lửa đam mê phong trào bóng bàn 05.06.2023 | 10:52 AM
- Hai thầy giáo trao trả hơn 10 triệu đồng và 5.000 yên Nhật cho người đánh rơi 08.11.2022 | 02:28 AM
- Nỗ lực vì sức khỏe người dân 25.04.2022 | 15:01 PM
- Thành viên tổ công tác liên ngành chốt kiểm soát dịch Covid-19 nhặt được của rơi trả lại người mất 15.09.2021 | 23:48 PM
- Biến ruộng thành ao, thu tiền tỷ 13.09.2021 | 08:29 AM
Xem tin theo ngày
-
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao với nội dung Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với số phiếu tuyệt đối 100%
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh
- Gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khoá XVII
- Tập huấn về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- UBND tỉnh: Làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) về phương án cấp khí LNG trên địa bàn tỉnh
- Giới thiệu cuốn sách “Đỗ Ngọc Quán - Người cộng sản trung kiên”