Chàng thanh niên với ước mơ phát triển làng nghề làm hương truyền thống
Anh Hà Văn Lái (người thứ nhất từ trái sang) chia sẻ kinh nghiệm làm hương bằng máy với đoàn viên thanh niên trong xã.
Về xã Duyên Hải, hỏi thăm vợ chồng anh Lái, chị Huyền, chủ 3 cơ sở sản xuất hương, người dân ở đây ai cũng biết nên chúng tôi chẳng mấy khó khăn để tìm ra ngôi nhà của anh chị. Dù đang bận mải với công việc nhưng anh chị vẫn vui vẻ tiếp chuyện chúng tôi. Anh Lái sinh năm 1987, trong một gia đình đông anh em. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, anh tình nguyện đăng ký tham gia nhập ngũ, công tác tại Viện 69 Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ðến năm 2009, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh trở về với quyết tâm phát triển kinh tế ngay trên chính mảnh đất quê hương. Bởi vậy, anh đã dành nhiều thời gian đi tham quan, học tập các mô hình kinh tế có hiệu quả kinh tế cao trong và ngoài xã. Chính những buổi tham quan, tìm hiểu các mô hình sản xuất hương trong xã đã khơi dậy niềm đam mê, thích thú với nghề truyền thống này. Anh đã bàn với gia đình khai thác mọi mối quan hệ vay trên 50 triệu đồng để đầu tư mở xưởng sản xuất hương ngay tại gia đình. Những ngày đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm, sản phẩm hương của gia đình mẫu mã không đẹp, khó tiêu thụ đã khiến anh Lái thua lỗ hàng chục triệu đồng. Không nản chí, anh tiếp tục học hỏi, đầu tư máy sản xuất, tìm hiểu nhu cầu thị trường... từng bước tiêu thụ sản phẩm rộng khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh. Trải qua bao khó khăn, vất vả, tất cả gia sản hôm nay của vợ chồng anh chị đều được chắt chiu từ nghề làm hương, không chỉ thoát nghèo mà còn tích lũy được vốn để mở rộng sản xuất.
Hương ở Văn Quan vốn nổi tiếng xưa nay được mọi miền ưa chuộng và đã được các cơ sở xuất đi khắp các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng cao Tây Bắc. Công nghệ sản xuất hương ở đây rất đơn giản, nguyên liệu làm hương đều lấy từ thảo mộc, vốn sản xuất cũng không đòi hỏi lớn nhưng không phải ai cũng có “duyên” với nghề này. Anh Lái cho rằng, sản phẩm hương truyền thống của làng mình làm ra có chất lượng tốt hơn các loại hương công nghiệp khác nhưng khâu bán hàng còn kém nên mới gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại khác. Từ đó, anh chị đã cất công đến nhiều nơi để tìm mối giao hàng. Ban đầu, sản phẩm của anh chị chỉ đem trưng bày ở các chợ đầu mối để giới thiệu với khách hàng và dần dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. Ðược khách hàng đánh giá cao về chất lượng và bán với giá phù hợp nên chỉ một thời gian ngắn, sản phẩm của vợ chồng anh đã chiếm lĩnh được thị trường. Năm 2013, anh chị tiếp tục đầu tư mua thêm máy móc nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hình thức sản phẩm. Sản phẩm hương thơm của gia đình anh đã khẳng định được thương hiệu riêng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nhất là thời gian trước và sau tết Nguyên đán, xưởng sản xuất của gia đình anh chị làm cả ngày lẫn đêm nhưng cũng không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
Tuy mới ở tuổi 28 nhưng hiện nay anh Lái đã là chủ của 3 cơ sở sản xuất hương, tạo việc làm ổn định cho 7 - 10 lao động, chủ yếu là đoàn viên thanh niên trong xã với mức thu nhập 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Trong thời gian tới, gia đình anh chị tiếp tục đầu tư mở thêm xưởng sản xuất và xây lò sấy hương để chủ động nguồn hàng trong mùa mưa bão, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Anh Nguyễn Xuân Ðốc, Bí thư Ðoàn Thanh niên xã Duyên Hải cho biết: Hiện nay, thôn Văn Quan có 5 cơ sở sản xuất hương do các đoàn viên thanh niên trong xã làm chủ, thời gian cao điểm tạo việc làm cho gần 100 lao động thời vụ. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn 10 mô hình kinh tế trang trại, gia trại của các đoàn viên, thanh niên làm chủ cho hiệu quả kinh tế cao. Ðầu năm 2014 vừa qua, Ðoàn Thanh niên xã đã đứng ra thành lập Câu lạc bộ Nghề và Làng nghề nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhau về vốn sản xuất, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm để cùng phát triển kinh tế. Trong thời gian tới, Ðoàn Thanh niên xã sẽ tiếp tục mở các lớp đào tạo nghề, mở các buổi tập huấn, tham quan các mô hình kinh tế có hiệu quả cao cho các đoàn viên, thanh niên trong xã học tập, vươn lên thoát nghèo, làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Phạm Hưng
Tin cùng chuyên mục
- Nghị lực người lính Cụ Hồ 10.12.2024 | 10:47 AM
- Ông Chọn say mê làm việc thiện 15.05.2024 | 08:42 AM
- Nghị lực vươn lên của cô gái một chân 24.08.2023 | 09:38 AM
- Người thương binh hơn 30 năm canh giấc ngủ cho đồng đội 20.07.2023 | 09:14 AM
- Những người “làm dâu trăm họ” ngành y 30.06.2023 | 10:09 AM
- Người truyền lửa đam mê phong trào bóng bàn 05.06.2023 | 10:52 AM
- Hai thầy giáo trao trả hơn 10 triệu đồng và 5.000 yên Nhật cho người đánh rơi 08.11.2022 | 02:28 AM
- Nỗ lực vì sức khỏe người dân 25.04.2022 | 15:01 PM
- Thành viên tổ công tác liên ngành chốt kiểm soát dịch Covid-19 nhặt được của rơi trả lại người mất 15.09.2021 | 23:48 PM
- Biến ruộng thành ao, thu tiền tỷ 13.09.2021 | 08:29 AM
Xem tin theo ngày
-
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội