Thoát nghèo nhờ xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp
Nhờ dám nghĩ, dám làm, cộng với ham học hỏi nên hàng chục hộ dân ở xã Chí Hòa đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Ðiển hình như gia đình anh Nguyễn Ngọc Quốc (thôn Vân Ðài), hiện nay mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh đang cho thu lãi khoảng 250 - 300 triệu đồng/năm.
Anh Nguyễn Ngọc Quốc cho biết: Những ngày mới xây dựng gia đình, mặc dù 2 vợ chồng anh làm thêm nhiều nghề phụ nhưng cuộc sống vẫn rất khó khăn. Với ý chí quyết tâm vươn lên thoát nghèo, vợ chồng anh bàn với nhau chọn hướng phát triển chăn nuôi để cải thiện thu nhập. Năm 2001, khi UBND xã Chí Hòa có chủ trương chuyển đổi diện tích đất chua trũng cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng khu chăn nuôi tập trung, anh chị đã bàn bạc với nhau đấu thầu hơn 1ha để xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp. Ban đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên chỉ dám nuôi chục con lợn thịt và đào hơn 3 sào ao nuôi cá thương phẩm truyền thống. Khi mới bắt tay vào chăn nuôi, gia đình anh chị đã gặp không ít những khó khăn do nguồn vốn hạn hẹp và thiếu thốn về kinh nghiệm chăm sóc đàn vật nuôi. Những lứa lợn đầu do chưa có kinh nghiệm phòng trừ dịch bệnh nên đàn lợn thịt của gia đình đã bị chết do mắc bệnh lở mồm long móng, gây thiệt hại hơn 10 triệu đồng.
Sau thất bại đó, anh nhận ra việc phòng trừ dịch bệnh trên đàn vật nuôi có ý nghĩa rất quan trọng, là yếu tố sống còn đối với mỗi người chăn nuôi. Ðể khắc phục những thiếu sót về kinh nghiệm, anh chị quyết tâm tìm tài liệu về nghiên cứu và đi thăm quan học hỏi các mô hình chăn nuôi có hiệu quả cao trong huyện. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, sau mỗi năm gia đình anh chị lại tiếp tục đào thêm ao, xây dựng chuồng trại để mở rộng diện tích chăn nuôi. Do chăn nuôi theo quy trình khép kín, cộng với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, chú trọng công tác tiêm phòng, tiêu độc khử trùng nên đàn lợn luôn khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt.
Sau hơn 10 năm bắt tay vào làm kinh tế, hiện nay anh chị đã là chủ của 1 mô hình chăn nuôi tổng hợp rộng trên 1ha với tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng. Với hơn 1ha đất chuyển đổi ấy, đến nay anh chị đã đầu tư xây dựng 7 chuồng nuôi lợn siêu nạc, luôn duy trì từ 150 - 170 con/lứa (1 năm nuôi 2 lứa). Ðể xử lý nguồn chất thải trong chăn nuôi, anh chị đào 3 ao với diện tích 2,5 mẫu, nuôi cá thương phẩm truyền thống. Hiện nay, bình quân mỗi năm mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh bán ra thị trường khoảng 7 tấn cá thương phẩm và 30 tấn lợn hơi siêu nạc. Tổng thu nhập của gia đình anh hàng năm bình quân đạt trên 1 tỷ đồng, sau khi trừ các chi phí cho thu lãi khoảng từ 250 - 300 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, để chủ động thức ăn cho đàn vật nuôi của gia đình, anh liên hệ trực tiếp với các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi để làm đại lý phân phối cám cấp 1 trên địa bàn huyện. Nhờ đó mà nguồn thức ăn chăn nuôi của gia đình anh luôn được bảo đảm, giá rẻ hơn so với đi mua ở các đại lý khác.
Trong thời gian tới, gia đình anh sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại để mở rộng diện tích chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện nay gia đình anh đang gặp nhiều khó khăn về vốn, anh rất mong các cấp, các ngành có thêm nhiều chính sách hỗ trợ để người chăn nuôi có thể tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp. Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế cho gia đình, anh Quốc còn thường xuyên giúp đỡ kinh nghiệm chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh trên đàn lợn cho bà con nông dân trong xã. Hiện nay mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh đang là điểm đến thăm quan và học hỏi kinh nghiệm cho nhiều người chăn nuôi trong xã.
Ông Mai Xuân Ðịnh, Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Chí Hòa cho biết: UBND xã Chí Hòa có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ đầu năm 2001. Ðến nay, toàn xã đã có 65 gia đình chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình chăn nuôi tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với cấy lúa trước kia. Hàng năm, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp thường xuyên phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổ chức các buổi tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi cho người dân trong xã. Trong thời gian tới, UBND xã sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các gia đình chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung. Từ đó, để các hộ nông dân cùng nhau từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
Phạm Hưng
Tin cùng chuyên mục
- Ông Chọn say mê làm việc thiện 15.05.2024 | 08:42 AM
- Nghị lực vươn lên của cô gái một chân 24.08.2023 | 09:38 AM
- Người thương binh hơn 30 năm canh giấc ngủ cho đồng đội 20.07.2023 | 09:14 AM
- Những người “làm dâu trăm họ” ngành y 30.06.2023 | 10:09 AM
- Người truyền lửa đam mê phong trào bóng bàn 05.06.2023 | 10:52 AM
- Hai thầy giáo trao trả hơn 10 triệu đồng và 5.000 yên Nhật cho người đánh rơi 08.11.2022 | 02:28 AM
- Nỗ lực vì sức khỏe người dân 25.04.2022 | 15:01 PM
- Thành viên tổ công tác liên ngành chốt kiểm soát dịch Covid-19 nhặt được của rơi trả lại người mất 15.09.2021 | 23:48 PM
- Biến ruộng thành ao, thu tiền tỷ 13.09.2021 | 08:29 AM
- Vươn lên từ vùng đất trũng 19.07.2021 | 09:46 AM
Xem tin theo ngày
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam