Người nâng niu những cánh cò chiều
Theo chân ông Tô Văn Tuyến- ông lão tuổi lục tuần, chủ khu vườn và cũng là một người con của vùng quê này ra thăm vườn cò. Một khu vườn rộng xanh um. Những bụi tre, phi lao ken dày, chỉ đủ lối cho một người vạch lá đi lên. Trên thảm lá mục, phân cò trắng xóa khiến chúng tôi đi từ xa đã ngửi thấy mùi tanh tanh, gây gây. Như đã quen hơi, rõ tiếng “ông chủ”, đàn cò chỉ xao xác một lúc rồi lại im ắng ngay. Chúng dường như biết là không có người hại.
Ông Tuyến kể lại, từ đâu những năm 2000, ông đã thuê lại khu đất hơn 4ha này để làm kinh tế trang trại. Hồi đó ông chỉ nghĩ là về quê làm kinh tế, xây dựng quê hương chứ có đâu nghĩ là mình sẽ “cưu mang” những đàn cò như bây giờ. Hai, ba năm đầu, khi đó cây trong trang trại còn nhỏ và thấp cũng có khoảng vài chục con cò về đây ngủ tại vườn, chủ yếu là cò lửa, cò trắng. Chúng chỉ về ngủ chứ chưa về làm tổ ở đây. Dần dần chúng kéo nhau về rất nhiều. Đến nay ước tính khu vườn cò của ông lên tới vài vạn cá thể. Chừng 3- 4 năm trở lại đây, khu vườn đã chính thức trở thành đất lành của chúng, cò bắt đầu về đây lập tổ sinh sống. Trước cửa nhà ông có con sông nhỏ chảy qua với những rặng tre, rặng phi lao hai bên bờ xanh tốt đã trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của đàn cò. Lâu rồi thành quen nên chúng kéo đến ngày một nhiều hơn. Trước đây ông Tuyến hằng ngày lo trồng tre làm hàng rào để giữ vườn. Tre lớn, ken dày đặc với vườn phi lao, tạo thuận lợi cho cò về làm tổ. Điều thật lạ là xung quanh khu vườn nhà ông Tuyến cũng có nhiều khu vườn bạch đàn, keo rất rộng, nhưng cò chỉ ở trong vườn nhà ông Tuyến mà không đậu sang những khu vườn bên cạnh. Cứ sáng ra, đàn cò rủ nhau đi kiếm ăn chiều tối lại kéo nhau về. Đó như là mối duyên nợ với ông Tuyến, để rồi sau này ông tình nguyện trông coi đàn cò hàng vạn con trên khu đất của mình.
Như một nhà “cò học”, vừa đi vừa hướng dẫn cho chúng tôi, ông Tuyến phân tích, con người cũng cần tìm những nơi an toàn, đất đai màu mỡ để lập nghiệp. Cò cũng như người, “đất lành chim đậu”, có chỗ ăn, chỗ ngủ, không bị đe doạ tính mạng là chúng bay đến. Tôi không có tài mà gọi được chúng. Đuổi đi thì dễ những níu chân chúng trên mảnh đất này thì thực sự phụ thuộc vào những gì tự nhiên nhất thôi, chỉ có tự nhiên mới khiến chúng yên tâm ở lại đây...
Bãi cò cũng là kho báu trời cho. Nhiều nơi muốn có mà không có được. Cò tinh lắm, nó như là lính trinh sát. Những lúc chúng đi ăn có một con đứng để quan sát kẻ địch, báo hiệu cho cả đàn. Còn khi chiều xuống trở về tổ thì đàn về đầu tiên bao giờ cũng chưa đậu ngay xuống ngọn cây mà chúng còn chao lượn xem xét tình hình mãi, thấy bình yên mới đỗ. Những đàn sau thấy thế thì yên tâm sà thẳng xuống. Vào mùa cò làm tổ đẻ trứng từ tháng 3 đến tháng 6 thì ở đây bát ngát chân cò. Hàng nghìn con tranh nhau đậu trắng cây, không đủ chỗ, nhiều con phải ngủ tạm trên các lùm cây tre quanh làng, dọc con sông...
Ông Tuyến trầm ngâm ra ngóng trông những “đàn con” của mình mải kiếm ăn chưa về vào mỗi buổi chiều tàn. Ông dẫn chúng tôi ra vườn cò mà cứ lẩm nhẩm nhắc nhở: “Chú đừng có vỗ tay, đi nhẹ, nếu không cò sẽ bay táo tác, đạp vào ổ rơi hết trứng. Tôi chưa hề giết một con cò nào để nuôi miệng ăn. Chúng là nguồn sống, là niềm vui, là “con cháu tôi”, làm thế chúng sẽ xa rời tôi... Rất nhiều người đến đây thăm vườn cò. Và người thăm thú có, người lân la hỏi chuyện mua bán vườn cò cũng nhiều...”.
Sau một ngày đàn cò bay đi kiếm mồi, chiều về từng đàn, từng đàn bay lượn rợp trời tìm chỗ đậu, tiếng kêu vang cả một vùng. Cây lớn cây nhỏ trong vườn chĩu chịt những tổ cò. Đó là cái duyên của người nông dân nhưng cũng là tấm lòng của một người thiết tha với thiên nhiên với mong muốn gìn giữ những vườn cò cho thế hệ mai sau. Để những cánh cò- biểu tượng bất hữu của con người Việt Nam không chỉ ở trong ca dao. Nhưng để có được sự bình yên ấy, ý thức con người và sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương để phát triển và bảo tồn những giá trị mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng là một điều vô cùng cần thiết.
Bài, ảnh: Lê Sơn
(TTXVN tại Thái Bình)
Tin cùng chuyên mục
- "Văn hóa đọc" với nông dân 26.08.2010 | 16:19 PM
- Chuyện làng ven sông 16.09.2010 | 14:22 PM
- Người vì sự bình yên của họ giáo 16.09.2010 | 14:44 PM
- RỪNG XANH RU SÓNG 15.12.2010 | 17:12 PM
- Miền Trung lại chìm trong biển nước 18.10.2010 | 14:04 PM
- Công an Thái Bình"Góp nắng" cho mùa xuân 09.01.2011 | 03:11 AM
- Những đứa trẻ kiếm tiền bên quan tài người chết 17.08.2010 | 14:39 PM
- Nao lòng chèo Khuốc 26.09.2012 | 08:15 AM
- Thương lắm hoa hòe 08.10.2010 | 15:13 PM
- Ám ảnh rùng rợn sinh viên ''''nghịch'''' xác chết 11.08.2010 | 07:31 AM
Xem tin theo ngày
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024
- Công tác tuyên giáo góp phần tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh