Thứ 7, 27/07/2024, 04:24[GMT+7]

Cộng đồng thế giới ủng hộ chính nghĩa Việt Nam

Thứ 5, 15/05/2014 | 22:58:17
975 lượt xem
Tình hình Biển Ðông đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của thế giới. Trong những ngày qua, chính phủ, các nhà chính trị, giới học giả và các hãng thông tấn báo chí nhiều nước đã đồng loạt lên án các hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại Biển Ðông. Ðây là làn sóng dư luận rộng rãi nhất nhằm vào Trung Quốc kể từ khi nước này thực thi chính sách trỗi dậy gây căng thẳng trong khu vực...

Tuần hành phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa của Việt Nam diễn ra ở Tokyo, Nhật. (Ảnh: Dân trí)

on> 

Kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar (từ ngày 10-11/5), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết: Có thể nói, vấn đề Biển Ðông là trọng tâm của Hội nghị lần này. Các nhà lãnh đạo ASEAN đều bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với việc Trung Quốc lần đầu tiên hạ đặt giàn khoan và đưa nhiều tàu bảo vệ vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một nước thành viên ASEAN; cho rằng đây là hành động nguy hiểm, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982 và Tuyên bố về Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông (DOC) mà Trung Quốc là một bên ký kết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Ðông cũng như hòa bình và ổn định của khu vực.

 

Theo đó, các nhà lãnh đạo đã nhất trí ASEAN cần kịp thời thể hiện lập trường chung về tình hình hiện nay ở Biển Ðông; yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982, thực hiện đầy đủ DOC và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử COC, nhằm bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực, ngăn ngừa gia tăng căng thẳng.

 

Những mối quan tâm đó đã được phản ánh trong Tuyên bố Nay Pyi Taw về xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015; Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN-24. Ðồng thời, các nước ASEAN đã nhất trí thông qua một Tuyên bố riêng của các Bộ trưởng Ngoại giao về vấn đề này. Ðiều này thể hiện sự đoàn kết, nhất trí cao và vai trò chủ động, trách nhiệm của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Ðông nói riêng và của khu vực nói chung; khẳng định mạnh mẽ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và của ASEAN. Có thể thấy, đây là lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ (kể từ 1995), ASEAN có được một Tuyên bố riêng về một tình hình phức tạp đe dọa hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Ðông.

 

Hành vi của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tiếp tục vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.

 

Nhật Bản, một nước cũng đang có những tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, đã lập tức có phản ứng sau khi biết tin về vụ giàn khoan HD-981. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong bài phát biểu tại trụ sở của NATO tại Brussels cho rằng việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh ở biển Hoa Ðông và Biển Ðông có thể gây ra những căng thẳng mới trong thời hậu chiến tranh lạnh. Ông Abe nhấn mạnh: “Ở Biển Ðông, Trung Quốc đã thực hiện một loạt hành động dựa trên các tuyên bố đơn phương, làm dấy lên căng thẳng và gia tăng lo ngại giữa các nước trong khu vực”.

 

Tại Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki trong phát biểu trước báo giới ngày 6/5 đã tuyên bố: “Căn cứ vào lịch sử căng thẳng ở Biển Ðông, việc làm của Trung Quốc là hành động khiêu khích và không có lợi cho nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”. Bà Jen Psaki khẳng định: “Mỹ đang theo dõi sát vụ việc này. Diễn biến mới này càng cho thấy các tuyên bố về chủ quyền của các nước trong khu vực cần phải phù hợp với luật pháp quốc tế và những cam kết đã đạt được, theo đó những hành vi kiểu như vậy không được phép xảy ra trong khu vực có tranh chấp”. Bà Psaki nói tiếp: “Với những căng thẳng từng xảy ra ở Biển Ðông, quyết định của Trung Quốc cho vận hành giàn khoan trong vùng biển tranh chấp là khiêu khích và không có lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

 

Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã ra tuyên bố chỉ trích Trung Quốc cố tình gây căng thẳng ở Biển Ðông. Ông khẳng định hành động của Trung Quốc mang tính khiêu khích, đáng quan ngại và chỉ nhằm leo thang căng thẳng ở Biển Ðông, việc các tàu của Trung Quốc bao vây, đâm các tàu Việt Nam là hành vi hung hăng và hiếu chiến. Ông cho rằng Trung Quốc phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động đơn phương hòng thay đổi nguyên trạng này. Thượng nghị sỹ John McCain còn khẳng định các hành động của Trung Quốc dựa trên những yêu sách lãnh thổ không có cơ sở theo luật pháp quốc tế.

 

Bên cạnh những tuyên bố lo ngại của chính phủ các nước, các chính trị gia và học giả thế giới cũng đã bày tỏ những quan điểm của mình về hành động Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu HD-981 trong vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhìn chung các ý kiến đều cho rằng đây là một hành động đáng quan ngại và chỉ nhằm leo thang căng thẳng tại Biển Ðông.

 

Giáo sư Carl Thayer - Học viện Quốc phòng Australiaon> nói: “Việt Namon> đã thiết lập đường cơ sở và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình theo luật pháp quốc tế. Ðiều đó có nghĩa là Việt Namon> và chỉ có Việt Namon> mới có chủ quyền đối với vùng biển này và các tài nguyên trong vùng biển này cũng như trên khu vực thềm lục địa. Trung Quốc đã xâm phạm vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với một giàn khoan lớn, được thiết kế để khai thác những tài nguyên là tài sản thuộc chủ quyền của Việt Nam trong khi không được phép của Việt Nam. Trung Quốc không chỉ đưa vào đây 1 giàn khoan (có thể được coi là một tàu thương mại), mà còn mang vào hàng chục tàu khác - đó là số lượng tàu rất lớn. Ðiều đó có nghĩa Trung Quốc đang chiếm vùng biển thuộc về Việt Namon>. Và sự có mặt của tàu quân sự đã thay đổi hoàn toàn chiều hướng cuộc xung đột tại khu vực Ðông Nam Á”.

 

Còn ông Andrew Billo - học giả chuyên nghiên cứu về khu vực Ðông Nam Á thuộc Hiệp hội châu Á khẳng định, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là sự vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Ông Andrew nhấn mạnh đây rõ ràng là thất bại của Trung Quốc trong việc thực hiện trách nhiệm hành động theo Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC) mà nước này đã ký với các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN).

 

Học giả Phi-líp-pin Ð. Pa-re-đét (Ducky Paredes) viết trên tờ Malaya Bussiness Insight rằng, với hành động gần đây, Trung Quốc đã bộc lộ rõ ý đồ thực sự của mình, hoàn toàn trái ngược với các cam kết trở thành "đồng chí tốt và láng giềng tốt" của Việt Nam.

 

Học giả Ð. Pa-re-đét nhận định, công luận sẽ chất vấn về uy tín của Trung Quốc, một cường quốc ở tầm quốc tế, một ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - cơ quan vốn được lập ra để góp phần kiến tạo và gìn giữ hòa bình thế giới, bởi lẽ nước này đã có những hành động trái ngược với kỳ vọng của cộng đồng quốc tế.

 

Trung Quốc đã hành động bất chấp luật pháp quốc tế và chỉ nhằm phục vụ lợi ích dân tộc hẹp hòi. Với các hành động khiêu khích của Trung Quốc, đã đến lúc các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Ðộ và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới cần phối hợp hành động để đẩy lùi các hoạt động của Trung Quốc.

 

Bà Merle Ratner, nhà hoạt động xã hội Mỹ chia sẻ: “Việt Namon> hãy cứ làm như những gì các bạn đang làm. Ðó là quyết tâm bảo vệ chủ quyền của mình đến cùng. Song mặt khác Việt Namon> cũng cần phát đi thông điệp rõ ràng là các bạn không hề mong muốn chiến tranh, mà muốn giải quyết bằng các biện pháp hòa bình để đem lại sự ổn định cho khu vực. Ngoài ra, tôi nghĩ sự  tham gia của cộng đồng quốc tế lúc này là vô cùng cần thiết. Sự tham gia của các tổ chức, các chính phủ thậm chí là các cá nhân sẽ góp phần tạo tiếng nói hiệu quả, cô lập Trung Quốc. Các bạn cứ tin tưởng rằng chính nghĩa thì luôn chiến thắng. Trung Quốc không có quyền trong vùng biển của các bạn và đặc biệt hành động Trung Quốc gây hấn, tấn công các tàu của Việt Nam, đặc biệt các tàu cá của Việt Nam như vừa qua là đáng lên án, vi phạm nhân quyền. Họ phải nhanh chóng rút giàn khoan cũng như các tàu hộ tống của mình về nước”.

Quang Minh

(Tổng hợp)

  • Từ khóa