Thứ 4, 21/05/2025, 02:01[GMT+7]

Trường Sa Dáng hình Tổ quốc

Thứ 3, 27/05/2014 | 20:08:37
1,560 lượt xem
Trở về đất liền, khi tôi ngồi viết bài viết này cũng là lúc Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trái phép trên thềm lục địa của Việt Nam làm cho lòng người phẫn nộ. Dư luận thế giới cực lực phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ, Nhật, Ấn Ðộ, Phi-líp-pin và các nhà bình luận thế giới cho đây là hành động nguy hiểm đe dọa đến hòa bình và ổn định của khu vực.

Toàn cảnh đảo Cô Lin.

Kỳ 1: Những bằng chứng lịch sử “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Namon>”

Kỳ 2: Những chiến sĩ trung kiên nơi đầu sóng

 

Quá nửa chặng hành trình, chúng tôi đã qua các đảo nổi, đảo chìm với gần 600 hải lý. Ở đâu, chúng tôi cũng có những ấn tượng sâu sắc và tình cảm thân thương dành cho các cán bộ, chiến sĩ. Hôm chia tay các chiến sĩ trên đảo Sinh Tồn, khi nghe tiếng phát thanh viên dịu dàng: “Ðoàn chúng ta đang tiến dần đến đảo Cô Lin”, ai nấy đều trào dâng một cảm xúc nghẹn ngào.

 

Gạc Ma ai quên ai nhớ

 

Tôi đã được thông tin trước khi xuống tàu là 64 chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Các anh người yên nghỉ trong nghĩa trang của đảo, người vĩnh viễn nằm lại với biển, trong muôn trùng sóng vỗ, linh hồn các anh đang phiêu du cùng những con sóng bạc đầu.

 

Trong lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma của hành trình chuyến đi lần này, mọi người bồi hồi nhớ lại về một trận chiến không cân sức nhưng trên hết là tinh thần quyết chiến quên mình bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc của các chiến sĩ hải quân Việt Nam năm 1988.

 

Lễ tưởng niệm diễn ra trang nghiêm xúc động làm không ít người trong đoàn rơi lệ. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng, Trưởng Ðoàn công tác cũng không cầm nổi nước mắt. Khói hương tưởng niệm làm mọi người nhớ tới trận chiến năm 1988, khi Trung Quốc đưa quân ra chiếm bãi đá Cô Lin, Len Ðao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Ba đảo này chỉ cách nhau vài hải lý, hợp thành một cụm đảo trong nhóm đảo Sinh Tồn (quần đảo Trường Sa). Trung Quốc đưa hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu chiến hoạt động ở đây thường xuyên có từ 9 tàu đến 12 tàu gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ và một số tàu hỗ trợ khác như 3 tàu vận tải LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông-tông lớn.

 

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng và Chuẩn đô đốc Nguyễn Ngọc Tương tại lễ tưởng niệm chiến sĩ đảo Gạc Ma (tháng 4/2014).

 

Trận chiến có tất cả 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 đã hy sinh. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã xâm chiếm đảo Gạc Ma. Việt Namon> bảo vệ được đảo Cô Lin và đảo Len Ðao. Trong trận chiến ấy, tấm gương bất khuất đầy mưu trí - thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã cùng đồng đội chiến đấu  kiên cường, tiêu biểu như các chiến sĩ: Lê Hữu Thảo, Phạm Xuân Trường, Nguyễn Văn Thông... Họ còn đó như những nhân chứng lịch sử cho một thời chiến đấu oai hùng và bi tráng; giờ đây, trong cuộc sống thường nhật vẫn ngày đêm miệt mài lao động góp sức mình dựng xây Tổ quốc nêu gương sáng của những người chiến sĩ năm xưa.

 

Những chiến sĩ quên mình bám biển

 

Trong cuộc chiến không cân sức, các chiến sĩ của ta chiến đấu chỉ với cuốc, xẻng, xà beng trong tay, trong khi đội quân Trung Quốc được trang bị súng AK với lưỡi lê lao lên chiếm đảo. Thiếu úy Trần Văn Phương dùng hết sức giữ chắc cột cờ. Uy hiếp tinh thần và giằng co mãi không nổi, đội quân Trung Quốc bất ngờ nổ súng. Trước khi ngã xuống, tay Thiếu úy Phương vẫn giữ chắc lá cờ, miệng hô to: “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Ðông chứ cương quyết không để mất đảo”. Ngay lập tức, binh nhất Nguyễn Văn Lanh lao vào đỡ lá cờ Tổ quốc trên tay Trung úy Phương, đá văng khẩu súng của tên sĩ quan Trung Quốc. Một tên lính gần đó đâm lưỡi lê vào binh nhất Lanh. Anh gục xuống nhưng tay vẫn ghì chặt cán cờ. Liền sau đó, tiếng đạn nổ chát chúa, lính Trung Quốc dùng AK bắn xối xả vào các chiến sĩ trên đảo. Với Thiếu úy Trần Văn Phương, ngày anh hy sinh vì Tổ quốc, anh không hề biết mình sắp có một thiên thần bé nhỏ đang chờ ngày chào đời tại quê nhà.

 

Trong trận chiến ấy có đến 15 người con thuộc Bình Trị Thiên (nay là tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị) và 9 người con quê lúa Thái Bình gồm: Nguyễn Văn Thắng, Tạ Trần Văn Chức, Phạm Hữu Ðoan,  Bùi Duy Hiền, Nguyễn Văn Phương, Trần Ðức Thông, Trần Văn Phong, Mai Văn Tuyến, Nguyễn Minh Tâm. Bên cạnh các anh Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Lanh những cái tên như: Vũ Phi Trừ, Phạm Gia Thiều, Ðỗ Việt Thắng, Nguyễn Văn Thành, Trần Ðức Thông mãi ngời sáng tinh thần chiến đấu quả cảm, anh dũng, kiên cường và bất khuất.

 

Các anh đã nằm xuống, máu đào các anh đã hóa vào lòng biển mẹ, xương cốt các anh hóa đá san hô, tên các anh đã hóa thành bản tình ca bất tử nhất. Sự hy sinh của các anh đã hóa thành mạch nguồn sức mạnh to lớn cổ vũ thôi thúc các thế hệ hôm nay có trách nhiệm với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 

 

Xem triển lãm trên đảo Trường Sa Lớn.

 

Trở về đất liền, khi tôi ngồi viết bài viết này cũng là lúc Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trái phép trên thềm lục địa của Việt Nam làm cho lòng người phẫn nộ. Dư luận thế giới cực lực phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Namon>. Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ, Nhật, Ấn Ðộ, Phi-líp-pin và các nhà bình luận thế giới cho đây là hành động nguy hiểm đe dọa đến hòa bình và ổn định của khu vực.

 

Chúng ta vững niềm tin với quyết sách ngoại giao khôn khéo nhưng cương quyết của Ðảng và Nhà nước, Trung Quốc sẽ phải rút giàn khoan trái phép ra khỏi thềm lục địa Việt Nam. Bởi truyền thống kiên cường, bất khuất, anh hùng của con người Việt Namon> cùng đạo lý: Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo... của dân tộc Việt Namon> luôn là chân lý chiến thắng.

 

Ðón đọc Kỳ 3: Chung sức, đồng lòng giữ biển trời Tổ quốc

 

  • Từ khóa