Thứ 2, 29/07/2024, 23:15[GMT+7]

Ðối thoại vì hòa bình và an ninh khu vực

Chủ nhật, 01/06/2014 | 20:01:30
761 lượt xem
Những diễn biến nguy hiểm gần đây tại Biển Ðông là chủ đề chiếm lĩnh Ðối thoại Shangri-La lần thứ 13. Hầu như tất cả các đại biểu dự cuộc đối thoại đều bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước hành động của Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng tới lợi ích cốt lõi của toàn khu vực, chính là hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không. Tại Ðối thoại Shangri-La lần thứ 13, Ðại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có bài phát biểu đầy tính xây dựng vì lợi ích của Việt

Ðại tướng Phùng Quang Thanh tại Ðối thoại Shangri-La lần thứ 13.

 

Sáng 31/5, Ðối thoại Shangri-La lần thứ 13 đã chính thức khai mạc tại khách sạn Shangri-La ở Xin-ga-po. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Ma-lai-xi-a, Bộ trưởng Quốc phòng In-đô-nê-xi-a, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Bộ trưởng Quốc phòng Ô-xtrây-li-a đã lần lượt đăng đàn phát biểu.

 

Do tình hình phức tạp tại Biển Ðông hiện nay nên bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Namon> thu hút sự chú ý đặc biệt của các đại biểu tham dự Ðối thoại Shangri-La lần thứ 13.

 

Tại phiên họp toàn thể về chủ đề “Quản lý những căng thẳng chiến lược”, Ðại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ: "Trong giải quyết bất cứ một mâu thuẫn hay tranh chấp nào, các bên liên quan cần phải tự kiềm chế, bình tĩnh, nhận rõ bản chất vấn đề thật khách quan và rất thận trọng đưa ra các quyết định. Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm cho căng thẳng trở thành xung đột".

 

Về việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Namon>, Ðại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định: "Ðấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng. Việt Nam nhất quán chủ trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC); Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Ðông; tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Ðông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc và Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt - Trung, giữ gìn hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Ðông, giữ ổn định chính trị để tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân và giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt - Trung".

 

Sau khi trình bày bài phát biểu, Ðại tướng Phùng Quang Thanh đã trả lời hàng loạt câu hỏi của các đại biểu đến từ nhiều nước.

 

Về câu hỏi liên quan tới vai trò của lãnh đạo cấp cao trong việc giải quyết những bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc, Ðại tướng Phùng Quang Thanh cho hay, Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, luôn giúp đỡ nhau lúc khó khăn cũng như khi thuận lợi. Tổng thể quan hệ Việt - Trung phát triển tốt, đem lại lợi ích cho hai nước cũng như khu vực. Lãnh đạo cấp cao hai bên đã thống nhất rằng, là hai nước láng giềng nên việc xảy ra va chạm, bất đồng là điều khó tránh khỏi. Nếu xảy ra tình huống này, hai bên nên trao đổi, giải quyết bằng biện pháp hòa bình để giữ gìn quan hệ hai nước vì lợi ích chung của hai nước và cả khu vực.

 

Theo Ðại tướng Phùng Quang Thanh, trước tình hình hiện nay, cán bộ các cấp của Việt Namon> và Trung Quốc đã liên hệ nhiều lần với nhau. “Tôi cũng đã trao đổi qua đường dây liên lạc với Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc và gặp trực tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Namon> nói.

 

Trên kênh lãnh đạo Ðảng và Nhà nước, Ðại tướng Phùng Quang Thanh cho biết, Việt Nam đã và đang rất chủ động, tích cực đề nghị lãnh đạo cấp cao Trung Quốc có hình thức liên lạc hoặc trực tiếp gặp gỡ nhằm trao đổi để hai bên cùng kiềm chế, giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình. “Chúng tôi hy vọng tới đây, các nhà lãnh đạo của hai bên sẽ gặp nhau trao đổi, giải quyết vấn đề”, Ðại tướng Phùng Quang Thanh nói.

 

Trước câu hỏi về việc liệu Việt Nam có dùng biện pháp pháp lý để giải quyết vấn đề hay không, Ðại tướng Phùng Quang Thanh cho biết, Việt Nam đang cân nhắc phương án này vì đấu tranh pháp lý cũng là một giải pháp hòa bình, văn minh và phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tuy nhiên, Ðại tướng Phùng Quang Thanh cũng nói rằng, đó là lựa chọn mà hai bên đều không mong muốn. Nếu thực hiện thì cũng là việc Việt Namon> buộc phải thực hiện. Việt Namon> vẫn mong muốn các nhà lãnh đạo hai bên cùng ngồi lại với nhau để giải quyết vấn đề. Thực tế trước đây, sau nhiều năm đàm phán, Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề vô cùng phức tạp là vấn đề biên giới trên đất liền và đã phân giới cắm mốc rõ ràng, minh bạch. Hiện, biên giới trên bộ giữa Việt Namon> và Trung Quốc thực sự là đường biên hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác.

 

Về câu hỏi liệu Việt Nam có chấp nhận lực lượng của Mỹ luân chuyển ở Việt Nam hay không, Ðại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh, chính sách nhất quán của Việt Nam là không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Việt Namon> cũng không cho phép các tổ chức và cá nhân nước ngoài sử dụng lãnh thổ để hoạt động chống quốc gia khác.

 

Ðại tướng Phùng Quang Thanh cho hay, một lợi thế của Việt Namon> là có Vịnh Cam Ranh, kín gió, nước sâu, gần đường hàng hải quốc tế. Việt Namon> đang chủ trương tự bỏ vốn đầu tư xây dựng một cảng làm dịch vụ cho tàu của tất cả các nước trên cơ sở hợp đồng kinh tế.

 

Trong ngày 31/5, Ðoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam cũng đã có một loạt các cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Bộ trưởng Quốc phòng Anh và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ.

 

Tại cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, hai bên đã trao đổi về tình hình hợp tác quốc phòng song phương. Phía Hoa Kỳ cảm ơn và đánh giá cao sự giúp đỡ của Việt Namon> trong việc tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA). Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Namon> mong muốn phía Hoa Kỳ tiếp tục trao trả những kỷ vật của bộ đội Việt Namon> trong chiến tranh. Về vấn đề Biển Ðông, hai bên cùng cho rằng, mọi quốc gia phải có trách nhiệm gìn giữ môi trường hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế để bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không.

(Theo: QÐND)

 

  • Từ khóa