ASEAN với vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông ASEAN cần có quyết tâm và trách nhiệm chính trị cao hơn
Tại Hội nghị này, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí cho rằng, Hiệp hội cần kịp thời thể hiện lập trường chung về tình hình ở Biển Ðông, yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, thực hiện đầy đủ DOC và sớm xây dựng COC. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN cũng nhất trí thông qua Tuyên bố riêng về vấn đề này. Ðây là lần đầu tiên kể từ hai mươi năm qua, ASEAN ra được một Tuyên bố riêng về một tình hình phức tạp đe dọa hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Ðông. Những động thái đó thể hiện sự đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm, tinh thần chủ động và trách nhiệm của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Ðông nói riêng và của khu vực nói chung.
Kết quả mới đây tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 cho thấy, Việt Nam đã có đóng góp tích cực, thúc đẩy đoàn kết, phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN trong những vấn đề thuộc lợi ích chung toàn khối; cùng các nước thành viên ASEAN duy trì đồng thuận và tiếng nói trách nhiệm chung trong vấn đề Biển Ðông. Ðiều này rất quan trọng, bởi đây là động lực duy trì sự đoàn kết, thống nhất của Hiệp hội trong xử lý những vấn đề phức tạp khác của ASEAN.
Tuy vậy, hơn lúc nào hết, ASEAN cần phải có quyết tâm và trách nhiệm chính trị cao hơn để sớm có một COC, trong đó có các quy định chặt chẽ, cụ thể mang tính ràng buộc về mặt pháp lý. Ðể đạt được mục tiêu này, ASEAN cần nỗ lực giải quyết các vấn đề cụ thể sau:
Trước hết, các nước thành viên và toàn Hiệp hội ASEAN cần củng cố, nâng cao nhận thức, coi việc tham gia giải quyết tranh chấp trên Biển Ðông là trách nhiệm chính trị lớn và lợi ích chiến lược của Hiệp hội. Sự gắn kết số phận của các nước thành viên và khẳng định giá trị, chỗ đứng của ASEAN với tư cách là một cộng đồng trong bối cảnh mới phụ thuộc sâu sắc vào tính hiệu quả của ASEAN trong giải quyết các mâu thuẫn, xung đột của khu vực, trong đó ngăn ngừa và quản lý xung đột ở Biển Ðông là một phép thử có tính bước ngoặt đối với sự phát triển của cộng đồng những năm sắp tới.
Thứ hai, sớm tiếp tục cùng Trung Quốc đàm phán về COC.
Thứ ba, ASEAN cần chủ động và nhanh chóng đưa ra các sáng kiến mới, tạo dựng các thể chế, hình thức hợp tác hòa bình mới có tác động tích cực, hỗ trợ cho sự ra đời và thực hiện COC.
Thứ tư, ASEAN cần tiếp tục sử dụng các kênh, các nguồn lực khác nhau, nhất là trên các diễn đàn EAS, ARF, ADMM+… để buộc các bên liên quan ngồi vào bàn đàm phán, tìm kiếm giải pháp duy trì hòa bình ở Biển Ðông; bên cạnh đó, công tác truyền thông về vấn đề Biển Ðông cũng cần được đẩy mạnh trong ASEAN theo hướng vì lợi ích chiến lược của cả cộng đồng và khu vực.
Thứ năm, ASEAN cần điều chỉnh nguyên tắc đồng thuận (concensus) khi ra quyết định tập thể. Phải chăng đây là một trong những điểm mấu chốt, quan trọng nhất để ASEAN vươn tới cộng đồng thực chất?
Các nước thành viên ASEAN có yêu sách, tuyên bố chủ quyền ở Biển Ðông trước hết phải xác định rõ phạm vi chủ quyền và quy chế pháp lý đối với các vùng biển, thềm lục địa và các đảo; từ đó, thống nhất các tiêu chuẩn để xác định phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trên các vùng biển, thềm lục địa, các đảo xa đất liền trên cơ sở UNCLOS 1982 và tôn trọng sự thật lịch sử. Các nước thành viên ASEAN không có yêu sách đòi chủ quyền cần ủng hộ lập trường và yêu sách mà các nước ASEAN đòi chủ quyền đã thống nhất với nhau.
Các nước ASEAN cần nỗ lực quốc tế hóa vấn đề Biển Ðông, kể cả cách giải quyết thông qua Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS). Không ít vùng biển tranh chấp trên thế giới không phân định được qua đàm phán, đã phải nhờ đến phán quyết của ITLOS để có được sự phân định mang tính pháp lý, từ đó mới có ổn định bền vững. Ðó cũng là một trong cách thức giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình của một quốc gia có chủ quyền; đồng thời ngăn ngừa những khác biệt ý kiến có thể xảy ra trong nội bộ, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết, thống nhất của Hiệp hội.
Các nước tham gia giải quyết tranh chấp tại Biển Ðông chính là thể hiện trách nhiệm góp phần thực hiện hóa Cộng đồng ASEAN trong đó có APSC vào năm 2015; quan trọng hơn, đó cũng là cách thức bảo vệ chính mình trước những biến động địa - chính trị khu vực đầy bất trắc.
Trong hai thập niên qua, ASEAN đã có những nỗ lực không mệt mỏi trong việc “định chế hóa” vấn đề Biển Ðông. Những diễn biến tranh chấp chủ quyền trên Biển Ðông trong thời gian qua giúp một số thành viên ASEAN có thêm kinh nghiệm đấu tranh giải quyết vấn đề này. ASEAN cần có những quyết sách và hành động chính trị hợp thời, thúc đẩy tiến trình COC.
Là quốc gia thành viên ASEAN có yêu sách, tuyên bố chủ quyền ở Biển Ðông, Việt
Tuyên bố mạnh mẽ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 24 vừa qua tại Mi-an-ma thể hiện rõ mong muốn và quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo, giữ gìn tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Ðó là: “Việt
Theo tapchicongsan.org.vn
Tin cùng chuyên mục
- Đình Phương Cáp “kêu cứu” 23.10.2017 | 08:49 AM
- Về việc xác lập hồ sơ và đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với chiến sĩ Nguyễn Văn Hồng 02.10.2017 | 14:48 PM
- Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong hoạt động đầu tưQuyết tâm để nhà đầu tư chỉ phải đến “một cửa” 30.12.2013 | 10:57 AM
- Quỳnh GiaoÐồng không còn khói 18.11.2013 | 08:42 AM
- Bước vào mùa hanh khô không lơ là, chủ quan với "giặc lửa" 30.10.2013 | 10:12 AM
- Thức ăn đường phố - vẫn chuyện “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” 21.10.2013 | 19:21 PM
- Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11Tổ chức tốt Ngày Pháp luật góp phần giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật 08.11.2013 | 09:18 AM
- Vũ ThưPhát huy hiệu quả tổ tự quản vệ sinh môi trường 19.11.2013 | 08:25 AM
- Tăng cường kiểm tra, xử lý những vi phạm của hoạt động bán hàng đa cấp 30.09.2013 | 09:56 AM
- Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trườngNhiều chuyển biến tích cực 24.12.2013 | 10:44 AM
Xem tin theo ngày
- Gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Trao quà tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn của xã Hồng Minh
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
- Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình
- Trao quà tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có hoàn cảnh khó khăn của xã Tây Sơn
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2025, phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số và hoàn thành ở mức tốt nhất các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX
- Cần nâng cao “sức đề kháng” trước các thông tin xấu độc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
- Khẩn trương hoàn thành dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Thăm, tặng quà đảng viên tiêu biểu, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người có công, người cao tuổi