Thứ 7, 17/05/2025, 09:47[GMT+7]

ASEAN cần có cách tiếp cận chung, mạnh mẽ hơn với Trung Quốc

Thứ 4, 02/07/2014 | 19:53:12
770 lượt xem
Bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành vi sai trái tại Biển Ðông và có những tuyên bố xuyên tạc về Việt Nam. Ðể giải quyết những căng thẳng này, Cộng đồng quốc tế tiếp tục nhấn mạnh đến một giải pháp pháp lý và kêu gọi quốc tế, trong đó có ASEAN, cần có cách tiếp cận chung, mạnh mẽ hơn với Trung Quốc...

Các trưởng đoàn dự Hội nghị ADMM-8 ở Thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar.

 

Nếu không có phản ứng thì Trung Quốc sẽ biến ý đồ thành thực tế

Tiến sĩ William Choong, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) - khu vực châu Á cho rằng, Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) cần phải có cách tiếp cận chung, mạnh mẽ hơn với Trung Quốc để thúc đẩy hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông (COC). Theo Tiến sĩ Choong, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 trị giá 1 tỷ USD tới hạ đặt tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là “một động thái được tính toán trước” và “đã được Bắc Kinh lên kế hoạch cẩn thận”.

Học giả người Xin-ga-po này cho rằng, những hành động của Trung Quốc liên quan tới Bãi cạn Hoàng Nham, vùng biển mà Phi-líp-pin cũng tuyên bố chủ quyền và Bãi đá James nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Ma-lai-xi-a, cùng với việc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu tại vùng biển Việt Nam “là chiến lược được tính toán kỹ càng của Trung Quốc” để dần chiếm toàn bộ khu vực đường chín đoạn. Ông Choong cũng cho rằng, trước những hành động này của Trung Quốc tại Biển Ðông, nếu không có phản ứng nào, dù là phản ứng quân sự hay phi quân sự từ các nước tuyên bố chủ quyền ở trong vùng, thì “Trung Quốc sẽ biến ý đồ của họ thành thực tế và mở rộng cơ bản chủ quyền của mình tại Biển Ðông. Ðiều này sẽ có hại cho an ninh khu vực, vốn được thiết lập trên cơ sở các cuộc thương lượng và cộng tác giữa Trung Quốc và các nước tại châu Á - Thái Bình Dương”.

Về đối sách của Việt Nam, ông Choong nói: “Rất đáng hoan nghênh khi Việt Nam không leo thang căng thẳng và không sử dụng vũ lực để chống lại các tàu của Trung Quốc ở quanh khu vực đặt giàn khoan” và “Việt Nam đã có cách tiếp cận ôn hòa và hợp lý đối với các thách thức của Trung Quốc tại vùng biển của mình”.

Ðối với phản ứng cần thiết của ASEAN trước những âm mưu và hành động của Trung Quốc ở Biển Ðông, Tiến sĩ Choong nói ASEAN cần phải có cách tiếp cận chung và mạnh hơn với Trung Quốc để thúc đẩy hoàn thành COC, trong khi thuyết phục Trung Quốc rằng, COC có tính chất ràng buộc không chỉ với Trung Quốc mà còn với cả các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này. Tiến sĩ Choong khẳng định: “Việc thông qua COC vào thời điểm này là rất quan trọng vì nó quy định cách ứng xử trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ” và như vậy “sẽ rất hữu ích đối với an ninh khu vực”.

Việt Namon> nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế

Ðài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn nhận định của ông A.Vu-vinh (Alexander Vuving), một chuyên gia phân tích về an ninh ở Trung tâm Nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Ha-oai (Mỹ), cho rằng, ngoài các nước trong khu vực Ðông Nam Á, Việt Nam tiếp tục nhận được thêm sự ủng hộ từ bên ngoài khu vực. Theo ông, Ấn Ðộ dù ở cách xa Việt Nam nhưng cũng đã tỏ ý ủng hộ Việt Nam và vì thế, nhìn vào lợi ích cốt lõi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước, ông cho rằng Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ của nhiều nước, nhất là Phi-líp-pin, Nhật Bản, Mỹ và Ấn Ðộ.

Tiến sĩ E.Min-lơ (Edward Miller), giảng viên về lịch sử quan hệ đối ngoại của Mỹ và lịch sử Việt Nam tại Ðại học Dartmouth, bang Niu Ham-sai của Mỹ cho biết, dư luận nhận thấy Trung Quốc đang theo đuổi chính sách bành trướng trên biển, và chính điều này khiến nhiều người nghi ngờ về Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế. Ðó có thể là lợi thế cho Việt Namon> khi tìm cách huy động sự ủng hộ của quốc tế, đối phó với cuộc khủng hoảng này. Ông Min-lơ cũng nhận định, hiện ASEAN đang tìm cách khuyến khích Trung Quốc ký kết Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Ðông và cho rằng, những nỗ lực này cần được tiếp tục.

Tờ Tin tức vùng Vịnh (Gulf News) có trụ sở tại Ðu-bai (UAE) đăng bài bình luận với chủ đề: “Tranh chấp ở Biển Ðông cần giải pháp pháp lý”. Bài báo nêu rõ, mức độ gia tăng căng thẳng tại Biển Ðông không thể được bỏ qua. Theo bài báo này, những đụng độ nghiêm trọng đã và đang có xu hướng gia tăng giữa Trung Quốc với một số nước khác trong khu vực. Ðiều này thực sự gây lo ngại cho các hoạt động hợp tác kinh tế trong khu vực. Báo này nhấn mạnh, cần phải có một biện pháp hòa bình để giải quyết bất đồng hiện nay thông qua Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Việt Namon> có cách hành xử khôn ngoan và kiềm chế

Hội hữu nghị Áo - Việt phối hợp cùng Tiến sĩ A-phrét Ge-xtlơ (Afred Gerstl), chuyên gia tại Viện Khoa học Ðông Á, thuộc Ðại học Viên (Áo) vừa mới tổ chức Hội thảo về Biển Ðông tại Học viện Ngoại giao Áo. Tại Hội thảo, Tiến sĩ A-phrét Ge-xtlơ đã trình bày tham luận dài khoảng 45 phút, tập trung phân tích sâu về vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 khi đối chiếu với Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); về các động thái, ý đồ của các bên liên quan trực tiếp ở Biển Ðông; về vai trò của ASEAN trong việc giải quyết căng thẳng trên Biển Ðông; cũng như những tác động tới khu vực một khi Hiệp định TPP được ký kết...

Tham luận nhấn mạnh, Việt Nam tuyên bố chủ quyền của mình ngoài cơ sở pháp lý của UNCLOS 1982, còn dựa trên căn cứ có từ thời vua Lê Thánh Tông 1460 - 1497, sau đó được Pháp khẳng định lại năm 1884. Ông cũng đánh giá Việt Namon> có cách hành xử khôn ngoan và kiềm chế trong vấn đề Biển Ðông.

Ðề cập đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, tham luận chỉ rõ dựa vào UNCLOS 1982, tuyên bố chủ quyền theo đường chín đoạn (của Trung Quốc) so với vùng đặc quyền kinh tế của nước này có sự chênh lệch rất lớn.

Tiến sĩ Ge-xtlơ đã dành thời gian trả lời nhiều câu hỏi và thắc mắc của người tham gia. Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Tiến sĩ Ge-xtlơ cho biết trong Thư viện quốc gia Áo cũng có tài liệu cổ nói về vấn đề này.

Theo qdnd.vn

  • Từ khóa