Ô nhiễm môi trường từ đốt rơm, rạ
Nông dân xã Đồng Phú (Đông Hưng) đốt rơm, rạ sau thu hoạch.
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do việc người dân đốt rơm, rạ, UBND tỉnh đã có Công điện số 02/CĐ-UBND chỉ đạo không đốt rơm, rạ bảo vệ môi trường và trật tự an toàn giao thông; đồng thời đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn có thông báo yêu cầu người dân không đốt rơm, rạ, đặc biệt ở những khu vực giáp đường giao thông, khu dân cư… Tại nhiều địa phương, trong các buổi tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh môi trường, đặc biệt là vào đầu vụ thu hoạch, các đoàn thể như phụ nữ, thanh niên, nông dân và lực lượng công an xã đã vào cuộc tuyên truyền, vận động người dân không đốt rơm, rạ tại ruộng và trên đường, vì môi trường trong sạch. Đến thời điểm hiện tại, tình trạng đốt rơm, rạ tuy có giảm so với mọi năm song vẫn chưa triệt để.
Từ thành phố Thái Bình chạy xe theo các ngả đường xuống các huyện lân cận không khó để bắt gặp cảnh bà con nông dân chất rơm, rạ thành đống để đốt. Những cột lửa, cột khói mờ mịt theo gió cuốn bay đi khắp nơi làm che khuất tầm nhìn của người đi đường, gây khó chịu cho những người dân ở gần cánh đồng. Nhất là vào những ngày nắng nóng, người đi đường cảm giác như ngạt thở khi đi qua chỗ đốt rơm, rạ. Tại các làng quê, khi rơm, rạ khô, nhà nào cũng tranh thủ đốt nên khói, lửa nóng bỏng cả đoạn đường. Cả xóm gần cánh đồng hít đủ khói rơm, rạ.
Chị Nguyễn Thị Huấn (khu Tự Tiến, thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương) đang đốt dở đống rơm từ ruộng, vừa dụi mắt đỏ lên vì khói, chị cho biết: Hầu hết mọi người đều đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch bởi hiện nay rất ít hộ nuôi trâu bò, không dùng rơm, rạ để đun nấu nên đốt đi để lấy tro bón ruộng. Mặc dù biết việc đốt rơm, rạ sau thu hoạch không tốt cho môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên chúng tôi không có giải pháp nào khác để xử lý số rơm rạ sau mỗi mùa vụ. Và cũng chính từ thói quen này của bà con nông dân mà nhiều năm nay, cứ đến mùa gặt là người dân thành phố Thái Bình lại sống trong cảnh “cửa đóng then cài”.
Theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, khi đốt rơm, rạ trên đồng ruộng các chất hữu cơ trong rơm, rạ và trong đất sẽ biến thành các chất vô cơ, tro của rơm, rạ chỉ cung cấp được một lượng dinh dưỡng rất nhỏ cho đồng ruộng. Trong khi đó, việc đốt rơm, rạ sẽ làm một lượng lớn nước trong đất bị bốc hơi. Nếu đốt nhiều lần sẽ làm cho đất bị biến chất và trở nên chai cứng, khô cằn. Để lấy lại cân bằng sinh thái và làm tốt đất, người nông dân phải sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học khiến chi phí sản xuất đội lên, đồng thời gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, trong đó có chính những người đốt rơm, rạ. Việc đốt rơm, rạ còn tiêu diệt các loại thiên địch có ích, làm mất cân bằng sinh thái, một trong những nguyên nhân gây phát sinh sâu bệnh trên đồng ruộng.
Bà Nguyễn Thị Hoa, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Phụ cho biết: Để hạn chế tình trạng nông dân đốt rơm, rạ sau thu hoạch, Phòng đã chủ động phối hợp với các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại của việc đốt rơm, rạ đối với môi trường sống. Đồng thời, triển khai phổ biến và hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm, rạ sau thu hoạch. Đây được cho là giải pháp hữu hiệu, không chỉ hạn chế được tình trạng đốt rơm, rạ sau thu hoạch mà còn tạo ra một lượng phân bón hữu cơ, bổ sung dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, việc triển khai chế phẩm này mới dừng lại ở các mô hình thí điểm, chưa được nhân rộng nên nhiều nông dân vẫn chưa biết và chưa mặn mà với việc sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý rơm, rạ.
Thiết nghĩ, để xóa bỏ tình trạng đốt rơm, rạ nhằm bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và duy trì độ màu mỡ của đất, các cơ quan chức năng cần thường xuyên tập huấn, hướng dẫn bà con nông dân phương pháp xử lý rơm, rạ không để lãng phí tài nguyên cũng như ảnh hưởng xấu tới môi trường. Các địa phương có biện pháp tuyên truyền, vận động người dân không đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa. Cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể ở cơ sở cần đưa tiêu chí không đốt rơm, rạ vào bình xét kết quả danh hiệu “Gia đình văn hóa” hàng năm.
Đức Dũng
Tin cùng chuyên mục
- Đình Phương Cáp “kêu cứu” 23.10.2017 | 08:49 AM
- Về việc xác lập hồ sơ và đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với chiến sĩ Nguyễn Văn Hồng 02.10.2017 | 14:48 PM
- Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong hoạt động đầu tưQuyết tâm để nhà đầu tư chỉ phải đến “một cửa” 30.12.2013 | 10:57 AM
- Quỳnh GiaoÐồng không còn khói 18.11.2013 | 08:42 AM
- Bước vào mùa hanh khô không lơ là, chủ quan với "giặc lửa" 30.10.2013 | 10:12 AM
- Thức ăn đường phố - vẫn chuyện “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” 21.10.2013 | 19:21 PM
- Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11Tổ chức tốt Ngày Pháp luật góp phần giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật 08.11.2013 | 09:18 AM
- Vũ ThưPhát huy hiệu quả tổ tự quản vệ sinh môi trường 19.11.2013 | 08:25 AM
- Tăng cường kiểm tra, xử lý những vi phạm của hoạt động bán hàng đa cấp 30.09.2013 | 09:56 AM
- Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trườngNhiều chuyển biến tích cực 24.12.2013 | 10:44 AM
Xem tin theo ngày
-
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị