Ký ức mùa gặt
Mùa gặt. Ảnh Thành Tâm
Lâu lắm mới có dịp về quê, đi qua đoạn đường làng hai bên là những ruộng lúa chín vàng trĩu bông, lòng lại thấy rạo rực, bồi hồi, bao ký ức của tuổi thơ trên những triền đê, cánh đồng lại trỗi dậy.
Quê tôi là một vùng quê nghèo, người dân chân chất quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, cần cù lao động đánh đổi những giọt mồ hôi lấy những hạt lúa, củ khoai. Tôi cũng không nhớ nổi, ấn tượng về những thửa ruộng, cánh đồng, hạt thóc, cọng rơm, bó rạ... trong mình có từ bao giờ, chỉ biết rằng khi nhắc tới những cái tên đó, trong lòng lúc nào cũng thấy nó thân thương, trìu mến đến lạ kỳ.
Trước đây, nhà tôi nghèo lắm, bố đi làm công nhân lương cũng chẳng có nhiều, mẹ ở nhà cấy mấy sào ruộng nuôi hai chị em. Chỉ có mẹ là lao động chính, nên ngay từ khi học Tiểu học tôi đã phải ra đồng giúp mẹ, nhớ những hôm mẹ đánh thức tôi từ 4 giờ sáng đi gặt cùng. Trẻ con chẳng làm được nhiều nhưng cũng lăng xăng bắt chước người lớn cầm liềm cắt.
Những bó lúa vàng óng mẹ gặt xong để ngay ngắn, thẳng hàng, còn của tôi thì lôi thôi, đầu chẳng ra đầu, đuôi chẳng ra đuôi. Hai mẹ con cứ hì hụi, cần mẫn cắt từng gốc lúa, ấy thế mà đến khi mặt trời lên, cả sào ruộng đã gặt được quá nửa. Ngày ấy, chẳng có nhiều phương tiện máy móc hỗ trợ sản xuất như bây giờ, gặt được tý nào, mẹ lại bó lượm, gánh về nhà, ruộng cách nhà đến hơn cây số, gặt xong sớm nhưng có khi phải gánh hơn chục chuyến đến sẩm tối mới xong.
Tối đến, từng bó lúa lại được dũ rối ra sân, ăn cơm xong, mẹ vội vàng lấy trục đá ra, mẹ kéo đằng trước, tôi đun đằng sau, nhiều lúc mỏi chân quá tôi chỉ bám vào đi theo sau, mẹ lại oằn lưng kéo một mình. Chiếc trục đá cứ ìch ạch đi giữa hai mẹ con, đến khoảng 11 giờ đêm mới kết thúc mẻ lúa, tôi được đi ngủ sớm, mẹ còn sàng sảy đến 12 h mới xong và sáng mai lại tiếp tục hành trình như ngày hôm trước. Hai mẹ con gặt khoảng một tuần là xong.
Vài năm sau, tôi lớn hơn một chút, lúc ấy cũng giúp mẹ được nhiều hơn. Chắt bóp tiết kiệm mãi, sắm được chiếc xe thồ, cứ đến vụ gặt, mẹ chịu trách nhiệm cắt lúa ngoài đồng, còn tôi đảm nhận việc chở lúa về nhà, thời gian bớt đi một nửa. Nhưng một sự kiện ấn tượng nhất đó là việc xuất hiện cái máy tuốt lúa, lúc ấy tôi coi nó như một phát minh lớn trong nông nghiệp.
Lúc đầu, cả làng chỉ có một chiếc, ban ngày cố gắng gặt thật nhiều, đêm đến nhà nào cũng chờ đợi chủ máy kéo đến tuốt cho nhà mình. Thế là cả xóm thức ngồi bờ ao vừa hóng mát vừa đợi máy, có khi đợi từ chập tối phải đến 2-3 giờ sáng mới đến lượt nhà mình, nhưng ai cũng phấn khởi chẳng kêu ca gì, còn với tôi cái máy xuất hiện giống như một dấu chấm hết cho giai đoạn đun trục đá bao năm vất vả mệt nhoài.
Hôm nay có dịp trở vềH, nhìn những cánh đồng lúa chín vàng, nghe bà con râm ran nói chuyện, lòng tôi lại thấy bùi ngùi, xúc động. Nhà nào thóc cũng đầy sân, ngoài ngõ, đường làng rơm rạ óng vàng phơi quá ngập gối người. Tôi còn nhớ, ngày xưa, những trưa hè nắng như đổ lửa, đúng vào dịp được nghỉ hè, lũ trẻ chúng tôi lại trốn bố mẹ ra chơi trốn tìm khắp các đống rơm, đống rạ. Mặt đứa nào, đứa ấy đỏ ửng, người ướt đẫm mỗ hôi, toàn thân dính đầy rơm rạ, không may bị bố mẹ biết, bắt về đánh cho một trận, lươn lằn hết cả mông mấy ngày mới hết nhưng hôm sau chẳng đứa nào biết sợ, việc cũ vẫn tái diễn.
Tranh thủ thời gian, tôi rong ruổi chơi khắp các nhà trong xóm, ai cũng hồ hởi rằng: nhờ trời năm nay lúa tốt lắm, ruộng nào cũng vàng ươm, bông to, hạt mẩy, Hương thơm, Tám bắc năng suất từ 2 đến 2, 2 tạ /sào, còn các giống lúa năng suất bình quân đạt 2, 5 t ạ/sào, cá biệt có nhà đạt 3 tạ/sào.
Thấy tôi về, mẹ vui lắm khoe: “Nhà mình cấy 4 sào, vụ này phải được cả tấn thóc con ạ, mẹ định tranh thủ trời nắng phơi mẻ lúa mới, sát ngay để chiều con mang đi cho kịp”. Nghe mẹ nói, nghĩ đến mùi hương của bát cơm mới dẻo quánh, thơm nồng đã thấy ứa nước miếng. Ngày xưa, cứ đến dịp có cơm mới, được ăn với cả mè kho, hai chị em tranh nhau cái bụng cá đầy mỡ, tôi đã thấy sướng không còn gì bằng.
Thời gian như thoi đưa cứ thấm thoắt trôi đi. Những hạt lúa chín vàng làm ra từ bàn tay của mẹ nuôi tôi lớn khôn từng ngàyT, học hết cấp ba, vào đại học rồi đi làm. Từ làng quê nghèo ra đi, nay tôi đã trưởng thành, vẫn ăn những hạt gạo, những bát cơm do mẹ làm ra.
Trong những chuyến đi thực tế, tôi vẫn thường trò chuyện với các bác nông dân, thấu hiểu được nỗi vất vả, khó khăn của họ nhưng những lần bước xuống cánh đồng làng của tôi cứ thưa dần đi, có lẽ sau này cũng chẳng có dịp để bước xuống nữa. Rời làng quê, trở về với cuộc sống phố phường ồn ào, náo nhiệt.
Đi trên con đường làng quen thuộc, mùi hương lúa, mùi của rơm rạ quyện với mùi bùn vẫn thơm nồng. Tôi lấy hết sức mình, cố cảm nhận cái hương vị rất riêng đó, cái cảm giác thèm được nằm trên đống lúa mới gặt về, ôm những bó rơm còn thơm mùi sữa lại trỗi dậy, có lẽ cảm giác này sẽ theo tôi đi suốt cuộc đời nhắc tôi nhớ một về một ký ức tuổi thơ chẳng bao giờ phai mờ.
Hương Quê
Tin cùng chuyên mục
- "Văn hóa đọc" với nông dân 26.08.2010 | 16:19 PM
- Chuyện làng ven sông 16.09.2010 | 14:22 PM
- Người vì sự bình yên của họ giáo 16.09.2010 | 14:44 PM
- RỪNG XANH RU SÓNG 15.12.2010 | 17:12 PM
- Miền Trung lại chìm trong biển nước 18.10.2010 | 14:04 PM
- Công an Thái Bình"Góp nắng" cho mùa xuân 09.01.2011 | 03:11 AM
- Những đứa trẻ kiếm tiền bên quan tài người chết 17.08.2010 | 14:39 PM
- Người nâng niu những cánh cò chiều 29.03.2012 | 09:12 AM
- Nao lòng chèo Khuốc 26.09.2012 | 08:15 AM
- Thương lắm hoa hòe 08.10.2010 | 15:13 PM
Xem tin theo ngày
-
Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công Dự án cao tốc CT.08; Khu công nghiệp Hưng Phú; Lễ động thổ dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J